Hãng Johnson & Johnson xin WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine

Ngày 19/2, hãng Johnson & Johnson đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN

Johnson & Johnson cho biết đây là điều kiện tiên quyết để có thể cung cấp vaccine cho cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do WHO khởi xướng cùng với Liên minh vaccine toàn cầu (Gavi) nhằm hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo và có thu nhập trung bình. Tháng 12/2020, hãng đã thỏa thuận hỗ trợ chương trình này. Johnson & Johnson và Gavi hy vọng đạt một thỏa thuận tăng cường, cho phép cung cấp tới 500 triệu liều vaccine loại tiêm một liều này cho cơ chế COVAX trong năm 2022.

Vaccine của Johnson & Johnson là loại chỉ tiêm một liều duy nhất và có thể bảo quản ở nhiệt độ lạnh bình thường. Đây chính là một ưu điểm lớn đối với các nước có cơ sở hạ tầng y tế tương đối yếu kém. Hiện vaccine của hãng đang được Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) đánh giá và dự kiến đưa ra quyết định vào tuần tới. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine có hiệu quả tới 66% đối với nhiều biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ của vaccine không như nhau ở các nước, cụ thể như 72% tại Mỹ, 66% tại Mỹ Latinh và 57% tại Nam Phi. Công ty Johnson & Johnson cho biết dữ liệu trình WHO bao gồm cả kết quả của cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối.

Nam Phi đang tiêm chủng bằng vaccine của Johnson & Johnson.

Bích Liên (TTXVN)
Nepal cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Vero Cell của Trung Quốc
Nepal cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Vero Cell của Trung Quốc

Ngày 18/2, Nepal đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Vero Cell của Trung Quốc. Đây sẽ là vaccine thứ hai được cấp phép sử dụng tại quốc gia Nam Á này sau vaccine của hãng AstraZeneca/Oxford sản xuất tại Ấn Độ với tên thương mại là Covishield.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN