Điểm tên những nơi nắng nóng nhất thế giới, kỷ lục là 53,2 độ C ở Kuwait

Từ 49,6 độ C ở Canada tới 53,2 độ C ở Kuwaitt, cái nóng với nhiệt độ cao kỷ lục, như thiêu như đốt đang hoành hành nhiều khu vực khắp thế giới, khiến hàng trăm người chết.

Theo Aljazeera, tháng 6 là tháng nóng chưa từng có ở một số quốc gia tại bắc bán cầu. Từ ngày 25/6, ít nhất 486 người đã đột tử ở tỉnh British Columbia, Canada, khi nhiệt độ tăng vọt lên gần 50 độ C. 

Tại Mỹ, đợt nóng đang diễn ra đã khiến đường sá lún xuống, dây điện tan chảy. Hiện tượng vòm nhiệt (áp suất cao giữ lại hơi nóng)  là nguyên nhân khiến nhiệt độ cao bất thường.

Chú thích ảnh
Bản đồ chỉ vị trí Lytton ở Canada. Ảnh: aljazeera

Ngày 29/6, Lytton, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh British Columbia, cách Vancouver 200km, ghi nhận mức nhiệt độ 49,6 độ C, lập kỷ lục quốc gia về nhiệt độ cao nhất ở Canada. Các trường học và trung tâm tiêm chủng đóng cửa trên toàn tỉnh British Columbia.

Video người dân Lytton tháo chạy khỏi cháy rừng (nguồn: RT):

Ở phía nam biên giới, tại bang Oregon (Mỹ), thành phố Portland đạt mức nhiệt độ cao chưa từng có 46,6 độ C, phá vỡ kỷ lục 41,6 độ C năm 1965.

Chú thích ảnh
Bản đồ nhiệt độ đỏ rực tại Trung Đông. Ảnh: aljazeera

Ngày 22/6, thành phố Nuwaiseeb ở Kuwait ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất thế giới từ đầu năm tới nay: 53,2 độ C. 

Tại nước láng giềng Iraq, mức nhiệt độ “bám đuổi” sít sao với 51 độ C.

Một số quốc gia khác ở Trung Đông như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Oman Saudi Arabia ghi nhận mức nhiệt độ trên 50 độ C trong tháng 6.

Thông thường, trong những tháng mùa hè, vùng Vịnh là nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đột thường vượt 40 độ C.

Theo bản đồ ghi lại mức nhiệt độ cao kỷ lục tại các quốc gia trên thế giới từ trước tới nay, ít nhất 23 quốc gia đã từng ghi nhận nhiệt độ cao nhất trên 50 độ C.

Chú thích ảnh
Bản đồ nhiệt độ thế giới. Ảnh: aljazeera

Tới nay, nhiệt độ cao nhất là 56,7 độ C ghi nhận ở Death Valley, bang California, Mỹ năm 1913. Nhiệt độ cao nhất ở châu Phi là 55 độ C ghi nhận ở Kebili, Tunisia năm 1931. Iran giữ kỷ lục ở châu Á với mức 54 độ C năm 2017. Năm 2020, đảo Seymour ở Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 20,7 độ C.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, nhiệt độ ở bán đảo Nam Cực tăng gần 3 độ C trong 50 năm qua.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddar của NASA (GISS) cho thấy nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu trên Trái Đất năm 2020 bằng với năm 2016 về kỷ lục năm nóng nhất.

Giám đốc GISS Gavin Schmidt nói: “7 năm vừa qua là 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận, điển hình cho xu hướng ấm lên. Năm nào đó là năm nóng kỷ lục không thực sự quan trọng, điều quan trọng là xu hướng lâu dài. Với những xu hướng này, và khi tác động mà loài người gây ra với khí hậu ngày càng tăng, chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến các kỷ lục nhiệt độ mới”.

Nhiệt độ trong các bản tin thời tiết hoặc trên ứng dụng thời tiết trên điện thoại phụ thuộc vào một mạng lưới trạm thời tiết đặt khắp toàn cầu. Để đảm bảo đo nhiệt độ chính xác, các trạm thời tiết sử dụng nhiệt kế điện trở platin đặt trong màn hình Stevenson ở độ cao 1,25-2m trên mặt đất.

Có hai thang đo nhiệt độ phổ biến: độ C và độ F. Chỉ có vài quốc gia như Mỹ dùng thang độ F để đo nhiệt độ chính thức. Phần còn lại dùng thang độ C, được đặt theo tên nhà thiên văn Thụy Điển Anders Celsius, người đã phát minh ra thang độ sôi và đóng băng từ 0-100 độ năm 1742.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Công ty của ông Donald Trump tổn thất gì khi bị cáo buộc hình sự
Công ty của ông Donald Trump tổn thất gì khi bị cáo buộc hình sự

Các cáo buộc hình sự về tội gian lận thuế nhằm vào công ty Trump Organization của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 là đòn giáng mạnh vào một doanh nghiệp đang lao đao vì các giao dịch bị hủy bỏ sau vụ bạo loạn Tòa nhà Quốc hội và tác động của đại dịch COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN