Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Timor Leste và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines tiếp tục chứng kiến xu thế số ca tử vong giảm mạnh, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 27 ca tử vong.
Malaysia tình hình vẫn rất đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 16/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 274 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục ở mức cao, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 16/8 có tới 2.706 ca bệnh mới và 182 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 16/8 ghi nhận thêm trên 21.150 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 182 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 593 bệnh nhân mới và 21 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Singapore ngày 16/8 cũng ghi nhận 53 ca COVID-19 mới.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 191.093 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.302 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.797.394 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 7.416.484 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 11/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Số liệu dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 16/8:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
3,871,738 |
+17,384 |
118,833 |
+1,245 |
3,381,884 |
Philippines |
1,755,846 |
+14,610 |
30,366 |
+27 |
1,618,808 |
Malaysia |
1,424,639 |
+19,740 |
12,784 |
+274 |
1,162,578 |
Thái Lan |
928,314 |
+21,157 |
7,734 |
+182 |
709,646 |
Myanmar |
356,985 |
+2,706 |
13,445 |
+182 |
275,516 |
Việt Nam |
283,696 |
+8,652 |
6,141 |
+368 |
106,977 |
Campuchia |
86,041 |
+593 |
1,704 |
+21 |
81,202 |
Singapore |
66,225 |
+53 |
44 |
|
64,792 |
Timor-Leste |
12,682 |
+117 |
33 |
+3 |
10,508 |
Lào |
10,441 |
+349 |
9 |
|
4,240 |
Brunei |
787 |
+64 |
|
|
333 |
Thủ đô Lào gia hạn đóng cửa trường học để phòng dịch
Bộ Y tế Lào ngày 16/8 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 349 ca mắc mới Covid -19; trong đó ngoài 312 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 37 ca cộng đồng.
Liên quan đến ca nhiễm COVID-19 là người Việt được công bố ngày 15/8, hiện nhà chức trách Lào đã quy định phường Hongke, quận Xaysettha, thủ đô Viêng Chăn - nơi ở của trường hợp này là vùng đỏ và chuẩn bị tiến hành xét nghiệm các trường hợp có liên quan. Đồng thời, Đại diện Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn cũng cho biết sẽ phối hợp với cơ quan y tế tổ chức điểm lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho những người có liên quan đến trường hợp người Việt nói trên vào ngày 17/8.
Ngay sau khi ghi nhận trở lại ca lây nhiễm trong cộng đồng, Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn vừa có thông báo gia hạn việc đóng cửa các trường học trên địa bàn. Theo đó, các trường học trên toàn thành phố tiếp tục phải đóng cửa tạm thời để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn; trong đó bao gồm cả cơ sở giáo dục công lập, dân lập từ mầm non đến đại học. Các trường học cũng được khuyến khích chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 10.441 ca, trong đó có 9 người tử vong.
Thái Lan gia hạn phong tỏa tại 29 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Nhà chức trách Thái Lan đã gia hạn phong tỏa đến cuối tháng này đối với 29 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3. Tuy nhiên các hạn chế được nới lỏng đối với ngân hàng và dịch vụ tài chính khác hoạt động trong các trung tâm thương mại.
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan ngày 16/8 xác nhận rằng lệnh phong tỏa vẫn sẽ có hiệu lực cho đến ít nhất là ngày 31/8 tại các tỉnh được khoanh vùng đỏ sẫm do sự gia tăng liên tục của các ca mắc COVID-19, trong đó có cả thủ đô Bangkok. Tuy nhiên, các chi nhánh ngân hàng và văn phòng tài chính phi ngân hàng tại các trung tâm thương mại sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 18/8 cho đến cuối tháng.
Trong khi đó, CCSA sẽ cho phép khách du lịch nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ đến hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket theo chương trình “Hộp cát Phuket” được tới các địa điểm được chỉ định khác trong 7 ngày sau khi hoàn thành 7 ngày đầu tiên ở Phuket. Những địa điểm được chỉ định khác là một số địa điểm du lịch ở các tỉnh Phangnga, Krabi và Surat Thani. Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết chương trình Phuket 7+7 có hiệu lực từ ngày 16/8.
Sáng 16/8, Bộ Y tế Thái Lan cho biết nước này có thêm 21.157 ca mắc mới COVID-19 và 128 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch lên 928.314 ca, trong đó có 7.734 người không qua khỏi.
Nới lỏng nhập cảnh khiến số ca mắc COVID-19 và tử vong tăng liên tiếp tại Campuchia
Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia tăng ngày thứ ba liên tiếp sau khi biên giới Campuchia-Thái Lan mở cửa trở lại hôm 13/8 và điều này đồng nghĩa với việc chuỗi hai tuần giảm ca mắc COVID-19 trước đó đã chấm dứt.
Bộ Y tế Campuchia ngày 16/8 ra thông cáo xác nhận có thêm 21 ca tử vong và 593 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 236 ca nhập cảnh – mức cao nhất kể từ khi biên giới Campuchia-Thái Lan mở cửa trở lại và con số này dự kiến còn tăng mạnh hơn trong những ngày tới.
Theo thông tin từ tỉnh Banteay Meanchey, 20% lao động di cư từ Thái Lan về qua tỉnh này có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Lao động di cư đi theo nhóm 10-100 người và dòng người đổ về biên giới Campuchia chưa có dấu hiệu giảm.
Trong khi đó, tỉnh Oddar Meanchey giáp biên giới Thái Lan thông báo đã phát hiện tổng cộng 125 ca nhiễm biến thể Delta. Tính đến nay, Campuchia đã phát hiện ít nhất 513 ca nhiễm biến thể Delta tại 22 tỉnh, thành và hiện chỉ còn 3 tỉnh chưa bị biến thể nguy hiểm này tấn công.
Tính đến ngày 16/8, Campuchia ghi nhận 86.041 ca mắc COVID-19, trong đó 81.202 người đã hồi phục và 1.704 người tử vong.