COVID-19 tại ASEAN hết 28/5: Tất cả các nước ghi nhận ca mắc mới; Malaysia phong tỏa toàn quốc

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.788 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 77.680 người.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.

Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục đà hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao. Song trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn là nước có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á và số ca bệnh mới nhiều thứ ba.

Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành ổ dịch đang nóng nhất khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao hơn cả ổ dịch nghiêm trọng nhất là Indonesia và cao thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong đứng thứ hai toàn khối.

Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Ngày 28/5, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ hai khu vực, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 61 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 3 trong khối ASEAN).

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 72 ca bệnh mới.

Chú thích ảnh
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 28/5 ghi nhận thêm trên 3.759 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong tăng mạnh là 34 người.

Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 599 bệnh nhân mới và 2 ca tử vong trong ngày 28/5. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 77.684 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 479 ca so với 1 ngày trước, mức tăng khá mạnh so với xu thế dịch mấy ngày qua. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.956.036 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.584.046 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 28/5:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 1,803,361 +5,862 50,100 +193 1,654,557
Philippines 1,209,154 +8,748 20,566 +187 1,134,818
Malaysia 549,514 +8,290 2,552 +61 474,139
Thái Lan 144,976 +3,759 954 +34 97,872
Myanmar 143,486 +72 3,216   132,279
Singapore 61,970 +30 32   61,407
Campuchia 28,237 +599 196 +2 20,900
Timor-Leste 6,622 +163 15   3,915
Việt Nam 6,570 +254 47 +1 2,896
Lào 1,905 +10 3 +1 1,281
Brunei 241 +1 3   228
Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 28/5, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố kế hoạch phong tỏa toàn quốc trong hai tuần, từ ngày 1-14/6, trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do dịch COVID-19 tại nước này tăng vọt.

Thủ tướng Muhyiddin cho biết các biện pháp phong tỏa được áp dụng đối với mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội, ngoại trừ các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu.

Cùng với việc siết chặt các quy định phòng dịch, Chính phủ Malaysia thông báo thực hiện Lệnh Hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) tại một loạt địa phương. Theo Bộ trưởng Cao cấp kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob, EMCO sẽ được áp dụng ở 21 khu vực thuộc thành phố Kuala Terengganu, thủ phủ bang Terengganu, từ ngày 30/5-12/6. Nguyên nhân là do thời gian qua, số ca mắc mới COVID-19 ở đây tăng rất mạnh, chỉ trong hai tuần đã tăng 370%.

Cùng thời gian, EMCO cũng được áp dụng tại hai khu vực thuộc bang Pahang, hai khu vực thuộc bang Selangor. Ngoài ra, EMCO còn được gia hạn tới ngày 12/6 tại một số khu vực thuộc bang Malacca và bang Sabah.

Ngày 28/5, quan chức cấp cao Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cho biết đeo hai khẩu trang hoặc đeo khẩu trang vải bên ngoài khẩu trang y tế sẽ giúp lọc hạt bụi được tốt hơn so với chỉ đeo một khẩu trang.

Thông tin trên được ông Noor Hisham Abdullah chia sẻ thông qua đồ họa trên tài khoản Twitter cá nhân có dẫn nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ với kết luận rằng việc đeo hai khẩu trang có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phơi nhiễm COVID-19. Ông cũng đồng thời khẳng định rằng mặc dù không nhất thiết phải sử dụng kết hợp khẩu trang với tấm nhựa che mặt, nhưng việc đeo hai khẩu trang sẽ giúp bảo vệ người dùng tối đa.

Chú thích ảnh
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 12/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 28/5, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Thái Lan đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc Sinopharm.

Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức y tế cấp cao của Thái Lan Paisan Dankhum nêu rõ: "FDA đã phê chuẩn vaccine Sinopharm". Như vậy, đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được Thái Lan cấp phép sử dụng khẩn cấp, sau vaccine của các hãng AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinovac và Moderna.

Sau khi vaccine Sinopharm được phê duyệt ở Thái Lan, Viện Hoàng gia Chulabhorn thông báo kế hoạch nhập khẩu 1 triệu liều vaccine này và dự kiến sẽ đến Thái Lan vào tháng 6 tới.

Chú thích ảnh
Binh sĩ quân đội Campuchia hướng dẫn người dân giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Campuchia, thông báo cho biết có 502 người khỏi bệnh và thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong vì COVID-19 tại Campuchia lên 196 người.

Trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang ở mức báo động ở công nhân may mặc, chính quyền thủ đô Phnom Penh quyết định có biện pháp mạnh đối với các nhà máy không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ, vốn được coi là điều kiện cho phép các cơ sở này nối lại hoạt động.

Trả lời báo Khmer Times ngày 27/5, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng nói rằng bất kỳ nhà máy nào vi phạm các điều kiện do Ủy ban Cố vấn Lao động (LAC) sẽ bị phạt đóng cửa tạm thời đến 3 ngày. Khi các nhà chức trách cho mở cửa các công ty và nhà máy, một số chủ nhà máy đã cho phép tất cả công nhân quay lại làm việc và điều này đi ngược với các quy định của Bộ Lao động.     Ngày 5/5 vừa qua, LAC khuyến nghị chính phủ về việc các nhà máy và doanh nghiệp chỉ nên sử dụng quay vòng 50% lao động hai tuần/lần và những lao động quay lại làm việc phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và phải có giấy chứng nhận đã xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Do lây nhiễm COVID-19 tăng lên trong công nhân may mặc ở Phnom Penh, ông Khuong Sreng cũng quyết định đưa thêm hai làng vào “Khu vực Vàng đậm” – khu vực có mức độ lây nhiễm COVID-19 ở mức trung bình - vì số ca nhiễm mới tại đây đang tăng lên. Đó là làng Psar Tauch, phường Tuol Sangke 1, quận Russey Keo và một phần làng Prey Tea 1, phường Choam Chao 3, quận Por Senchey. Các biện pháp hạn chế đi lại để phòng chống dịch đối với “Khu vực Vàng đậm” bắt đầu có hiệu lực tại hai làng này từ 27/5 - 9/6 tới.

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 28/5, Bộ Y tế Lào thông báo nhận nước này ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi do bệnh này lên 3 người.

Bộ Y tế Lào cũng xác nhận có thêm 10 ca mắc mới COVID-19 và những trường hợp này nằm trong số 2.149 mẫu xét nghiệm được thực hiện trong vòng 24 giờ qua. Trong số 10 ca mắc mới, có 7 ca lây nhiễm cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay ở 3 tỉnh khác.

Phát biểu tại cuộc họp báo, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết trường hợp tử vong là một người đàn ông 74 tuổi, sinh sống tại thủ đô Viêng Chăn, mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Người này nhập viện ngày 11/5 và dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng đã tử vong vào 6h sáng cùng ngày.

Theo đại diện Bộ Y tế Lào, tình hình dịch bệnh tại thủ đô Viêng Chăn vẫn diễn biến phức tạp, do đó người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh đã được đề ra nhằm đảm bảo khả năng khống chế và kiểm soát dịch trong thời gian tới.

Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.905 trường hợp mắc COVID- 19, trong đó đã điều trị khỏi cho 1.355 người và 3 ca đã tử vong.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
COVID-19 tại ASEAN hết 27/5: Ca mắc mới tại Malaysia lại lập kỷ lục; Ca tử vong ở Thái Lan cao chưa từng thấy
COVID-19 tại ASEAN hết 27/5: Ca mắc mới tại Malaysia lại lập kỷ lục; Ca tử vong ở Thái Lan cao chưa từng thấy

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 27/5, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 25.069 ca mắc COVID-19 và 458 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.928.174 ca, trong đó 77.205 người tử vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN