Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục đà hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao như cách đây 1 tháng. Song trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á, thậm chí số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay.
Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành một trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong trong ngày 23/6 cũng đứng thứ hai toàn khối. Số ca tử vong đang giảm dần ở nước này mấy ngày qua.
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là một trong những điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Ngày 23/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 83 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 3 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch COVID-19.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 23/6 ghi nhận thêm trên 3.174 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 51 người, tăng mạnh so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng trở lại, số ca tử vong cũng tăng một cách đáng ngại.
Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 587 bệnh nhân mới và 16 ca tử vong trong một ngày qua. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 89.774 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 572 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 4.626.663 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 4.201.984 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Ngoài Timor-Leste, trong 24 giờ qua, có 9/11 các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 23/6:
Quốc gia |
Tổng số ca mắc |
Ca mắc mới |
Tổng số ca tử vong |
Ca tử vong mới |
Ca phục hồi |
Indonesia |
2,033,421 |
+15,308 |
55,594 |
+303 |
1,817,303 |
Philippines |
1,372,232 |
+4,353 |
23,928 |
+119 |
1,298,442 |
Malaysia |
711,006 |
+5,244 |
4,637 |
+83 |
645,553 |
Thái Lan |
228,539 |
+3,174 |
1,744 |
+51 |
189,777 |
Myanmar |
149,247 |
|
3,267 |
|
133,893 |
Singapore |
62,470 |
+22 |
35 |
|
62,113 |
Campuchia |
44,711 |
+587 |
475 |
+16 |
39,314 |
Việt Nam |
13,862 |
+135 |
69 |
|
5,546 |
Timor-Leste |
8,843 |
+62 |
19 |
|
7,838 |
Lào |
2,076 |
+9 |
3 |
|
1,960 |
Brunei |
256 |
|
3 |
|
245 |
Tại thủ đô Viêng Chăn, giới chức Lào đang lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm hơn.
Bộ Y tế Lào cho biết biến thể Alpha (phát hiện lần đầu tại Anh) là nguyên nhân gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại nước này kể từ cuối tháng 4 do tốc độ lây lan nhanh hơn so với chủng virus gốc. Các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh chóng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, và xét nghiệm PCR hiện nay vẫn có trường hợp cho kết quả âm tính giả.
Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại nước láng giềng Thái Lan đang gia tăng do biến thể Delta (phát hiện lần đầu ở Ấn Độ), càng gây lo ngại về nguy cơ biến thể này có thể lây lan sang Lào. Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 23/6 cho biết đã ghi nhận 9 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua (gồm 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn và 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại các tỉnh khác), nâng tổng số ca bệnh tại Lào đến nay lên 2.076 ca.
Mặc dù các ca nhiễm mới đã giảm xuống, song Bộ Y tế Lào vẫn lo ngại nguy cơ bùng phát dịch do một bộ phận người dân tại Viêng Chăn hiện chưa tuân thủ chặt chẽ quy định phòng ngừa lây nhiễm.
Tại Indonesia, theo báo cáo ngày 23/6 cơ quan y tế Indonesia, trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 15.308 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, trở thành ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay tại nước này.
Số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua là 303 trường hợp. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng 2.033.421 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 55.594 người đã tử vong. Hiện Indonesia là nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á.
Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia thông báo ghi nhận thêm 5.244 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước lên 711.006 ca. Đáng lo ngại, trong số này cho có 7 ca lây nhiễm trong khu cách ly.
Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã lên tới 4.637 ca, sau khi có thêm 83 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Bộ Y tế Philippines xác nhận thêm 4.353 ca mắc mới COVID-19, theo đó tổng số ca mắc tại nước này đến nay đã lên tới 1.372.232 ca. Số ca tử vong do COVID-19 hiện là 23.928 ca sau khi có thêm 119 bệnh nhân qua đời trong ngày 23/6.
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này vào tháng 1/2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 13 triệu người trong tổng số hơn 110 triệu dân. Hiện vùng thủ đô Manila được đánh giá khu vực có nguy cơ lây lan thấp khi số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày là 685 ca, trong tuần từ 16-22/6, thấp hơn nhiều so với 825 ca trung bình của tuần trước đó.
Tại Phnom Penh, sau khi hoàn thành chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh vào ngày 22/6, quân đội Campuchia bắt đầu mở rộng chiến dịch này tại các tỉnh. Theo đó, gần 60.000 người ở 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampong Speu và Takeo đã được tiêm mũi đầu tiên.
Báo Khmer Times ngày 23/6 dẫn lời Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, đồng thời là chỉ huy chiến dịch tiêm phòng COVID-19, Tướng Ith Sarath, cho biết nhờ kinh nghiệm trong chiến dịch tiêm phòng ở Phnom Penh, việc triển khai chiến dịch này tại các tỉnh gặp ít khó khăn hơn. Giới chức các tỉnh hợp tác rất chặt chẽ với quân đội và người dân các tỉnh cũng bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Theo kế hoạch, từ ngày 22-30/6, khoảng 1,2 triệu người tại các tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampong Speu và Takeo sẽ được tiêm phòng COVID-19 mũi đầu tiên, trong đó quân đội thực hiện tiêm phòng cho khoảng 810.000 người. Ngoài ra, quân đội Campuchia cũng đang lên kế hoạch tiêm phòng cho công nhân ở hai tỉnh Kampong Cham và Svay Rieng, nơi có số ca mắc COVID-19 ở mức cao.