Pháo binh trong một cuộc tập trận tổ chức tại thành phố Thanh Đồng Hạp (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
|
Hãng nghiên cứu nổi tiếng chuyên thực hiện các dự án nghiên cứu và phân tích về tình hình quân sự Mỹ có trụ sở ở California này hôm 3/10 công bố bản báo cáo dài 16 trang, với tiêu đề “Xung đột với Trung Quốc quay trở lại”.
Đây là là phần tiếp theo của bản báo cáo mà viện này thực hiện trong năm 2011 nhằm đánh giá về một cuộc chiến tranh nguy cơ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bản báo cáo năm 2017 kết luận: “Chúng tôi vẫn không tin rằng một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng xảy ra dưới bất kỳ trường hợp nào, song xác suất tin cậy theo một cách nào đó lại thấp hơn con số 6 năm về trước”.
Trong lịch sử, Mỹ và Trung Quốc từng căng thẳng sau cuộc Cách mạng 1949, tuy nhiên sau đó quan hệ giữa hai nước đã dần được cải thiện từ những năm 1970.
Song trong khoảng thời gian gần đây các vấn đề như Triều Tiên và Biển Đông lại khiến mối quan hệ ấy nổi lên những đợt sóng dữ dội.
Trung Quốc tham vọng tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của mình trên gần như toàn bộ vùng lãnh thổ Biển Đông bằng cách quân sự hóa và bồi đắp đất trái phép quy mô lớn. Động thái này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của các quốc gia có quyền và lợi ích ở khu vực này. Mỹ cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang thay đổi căn bản bối cảnh tự nhiên và chính trị tại khu vực chiến lược Biển Đông.
Không chỉ có vậy, RAND còn chỉ ra rằng khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên đang là mối đe dọa lớn nhất ảnh hưởng tới hòa bình Mỹ-Trung. Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Liu Jieyi trong tuần trước đưa lời nhận xét khủng hoảng Mỹ-Triều là “hết sức nguy hiểm”. Tổng thống Donald Trump đe dọa sử dụng biện pháp quân sự để trấn áp kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố có quyền phát triển vũ khí để ngăn chặn một cuộc xâm chiến từ Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc từ trước đến nay là đồng minh lớn nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc đang ở thế kẹt giữa Mỹ và Triều Tiên, khi một bên phải chịu sức ép và chỉ trích từ Washington do không mạnh tay hơn nữa với Bình Nhưỡng, một bên thì cũng quá ngán ngẩm trước việc Triều Tiên đã đi quá xa bằng một loạt các vụ thử tên lửa hạt nhân và tỏ ra muốn vượt khỏi vòng cương tỏa của Trung Quốc.
Trong báo cáo công bố hôm 4/10, các nhà nghiên cứu của RAND nhận định Trung Quốc rất có thể sẽ không bảo vệ Triều Tiên từ một cuộc tấn công của Mỹ, thay vào đó sẽ chuyển sang bảo vệ lợi ích của riêng mình – trái ngược với mục tiêu của Mỹ và có thể mở ra một cuộc xung đột lớn hơn.
“Nguy cơ xảy ra đối đầu, vô tình hay cố ý, giữa lực lượng quân sự Mỹ và Trung Quốc, sẽ rất cao, với tiềm ẩn leo thang lớn”, bản báo cáo kết luận.
Cũng theo tài liệu mới của RAND, hiện tại Mỹ rõ ràng vẫn có lợi thế về mặt quân sự trước Trung Quốc, nhưng việc bảo vệ lợi ích Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn, trước sự thay đổi của Trung Quốc, bao gồm động thái nâng cấp lực lượng tên lửa và xuất hiện tàu sân bay đầu tiên “made in China”.
Các nhà nghiên cứu đề nghị Mỹ cần nên hợp tác với Trung Quốc nhằm giảm thiểu căng thẳng, thay vì tạo cơ hội cho các lực lượng mới của Trung Quốc thử nghiệm sức mạnh trên chiến trường thực sự.