Các công ty rời khỏi thị trường Nga còn phải nộp 1,25 tỷ USD tiền thuế rời thị trường cho chính phủ Nga.
Tính đến tháng 3/2022, các doanh nghiệp phương Tây muốn bán tài sản ở Nga đều phải trải qua giai đoạn được một ủy ban chính phủ Nga phê duyệt. Trích dẫn biên bản một cuộc họp, New York Times cho rằng ủy ban này đã từ chối việc bán các nhà máy thuộc sở hữu của Honeywell, một công ty điện tử của Mỹ. Ủy ban này chỉ chấp thuận nếu Honeywell đồng ý bán với giá chiết khấu 50%. Kể từ đầu năm nay, các công ty bị ràng buộc về mặt pháp lý phải bán tài sản của mình với mức giảm 50% này.
Tờ New York Times nhận xét: “Nói chung, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát một trong những vụ chuyển giao tài sản lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô tan rã. Một lượng lớn các ngành như thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp và nhiều ngành khác... hiện nằm trong tay các công ty Nga ngày càng chiếm ưu thế”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov nói với tờ báo: “Những người ra đi đang mất đi vị trí của mình. Và tất nhiên, tài sản của họ đang được mua với giá chiết khấu cao, được các công ty của chúng tôi tiếp quản”.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các thương hiệu trên toàn cầu đang chịu tổn thất nặng nề sau khi đồng loạt rút khỏi thị trường Nga. Ông nhấn mạnh việc rời khỏi thị trường Nga do áp lực từ chính phủ, đồng nghĩa với việc đánh mất thị trường này, nên họ chịu tổn thất lớn.