Bí quyết ‘làm vừa đủ', giảm căng thẳng cho các bà nội trợ

Liệu những ông bố bà mẹ chỉ ở nhà làm nội trợ có thể “âm thầm nghỉ việc” – trào lưu đang bùng nổ trong một bộ phận người làm công ăn lương hiện nay.

Chú thích ảnh
Một bà mẹ vừa cho đồ vào máy giặt vừa dỗ đứa con nhỏ. Ảnh: iStock/SolStock

Theo kênh truyền hình Channel News Asia (CNA), cuộc cách mạng bỏ việc trong tư tưởng “âm thầm nghỉ việc” nổi lên từ một đoạn video đăng trên TikTok. Thay vì dành hầu hết thời gian cho công việc, những người theo xu hướng này sẽ dành thời gian cho bạn bè, gia đình và theo đuổi những sở thích cá nhân. Họ cắt giảm thời gian và nỗ lực dành cho công việc, chỉ làm đủ việc được liệt kê trong mô tả công việc với đúng thời gian được công ty và pháp luật quy định. Họ không làm thêm giờ, không tham gia những hoạt động tập thể của công ty, và cũng không trả lời tin nhắn công việc ngoài giờ làm.

Xu hướng này là kết quả sau một thời gian dài người lao động cảm thấy giá trị cống hiến của bản thân không được đánh giá cao.

Tuy nhiên, nhưng người làm công ăn lương dễ dàng có thể áp dụng xu hướng này. Còn những người được cho là đảm nhiệm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, ở nhà toàn thời gian thì sao?

Người làm nội trợ rất vất vả. Thậm chí có người còn cho rằng làm một người nội trợ toàn thời gian còn vất vả, khó khăn hơn công việc văn phòng.

Theo kết quả cuộc thăm dò Lương thường niên của Mẹ do trang mạng Salary.com thực hiện năm 2021, nếu như nội trợ được coi là một ngành nghề, mức lương hàng năm sẽ rơi vào khoảng 185.000 USD. Có thể làm đầu bếp, nhà giáo, y tá, người dọn dẹp, kế toán và nhiều vai trò khác, một bà nội trợ làm việc trung bình 106 giờ/tuần, tương đương 15 giờ/ngày và 7 ngày/tuần.

Trong một nghiên cứu với gần 1.300 phụ huynh do Đại học Ohio thực hiện vào tháng 5/2022, có tới 66% người được hỏi bày tỏ rằng họ cảm thấy kiệt sức khi quán xuyến việc nhà. Các triệu chứng mà họ gặp phải là dễ nổi cáu với con cái, mệt mỏi khi thức dậy, bị quá tải và cảm thấy bản thân là một ông bố bà mẹ thất bại.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nữ giới dễ bị mệt mỏi hơn nam giới trong việc chăm sóc gia đình, và nhà càng có nhiều con thì ức chế càng tăng.

Có lẽ một phần dẫn tới kết quả này là sự khác biệt trong vai trò dựa theo giới tính. Theo một cuộc khảo sát hôn nhân và gia đình năm 2021 do Ủy ban Dân số và Nhân tài Quốc gia Singapore thực hiện, phụ nữ - người mẹ được cho là người nên chăm sóc con cái toàn thời gian.

Trong các ngày trong tuần, phụ nữ Singapore trung bình dành 6 tiếng mỗi ngày để chăm con, trong khi nam giới chỉ dành 3,6 tiếng. Các ngày cuối tuần, phụ nữ dành 10 tiếng trong khi con số đó ở đàn ông là 7,7 giờ.

Yong Qiao Qing là một bà mẹ hai con đồng thời là người sáng lập thương hiệu thời trang trực tuyến dành cho trẻ bị dị ứng da.

Yong cho biết trong 2 tuần người giúp việc phải về quê, cô quay cuồng và kiệt quệ về tinh thần, thể chất và cảm xúc khi chăm sóc gia đình.

Hai con của Yong lúc nào cũng cần chăm sóc kỹ vì mắc bệnh dị ứng và viêm da cơ địa nặng. Yong chia sẻ cô gần như kiệt sức sau khi trách nhiệm chăm lo cho gia đình gần như đặt hết lên vai mình. Hai con phải luôn được sạch sẽ và no bụng. Cô cũng không được để chúng gãi vết ngứa suốt đêm. Thi thoảng, bụng cô sôi giữa ngày mới khiến cô chợt nhớ mình đã bỏ qua bữa trưa chỉ vì lo chuẩn bị hai bữa cơm cho con. Yong trở nên dễ cáu gắt và đói bụng. Trong khi đó, chồng cô thảnh thơi đi làm và vẫn có thời gian tập thể dục hàng ngày.

Để bản thân không tiếp tục lún sâu vào trạng thái kiệt sức, Yong quyết định “âm thầm nghỉ việc”.

Bước đầu tiên là xác định lại công việc của một người mẹ. Theo Yong, công việc của một người mẹ là hoạch định chiến lược, lập kế hoạch, ngân sách, mua sắm, giám sát và thực hiện tất cả các vấn đề liên quan đến gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, thay vì trách nhiệm thực sự, cô sẽ chú trọng vào hành vi.

Người nội trợ luôn cảm thấy mệt mỏi vì họ phải làm việc liên tục nhưng không việc nào hoàn thành vì sự chú ý của họ đặt ở mọi vấn đề liên quan đến gia đình. Bên cạnh đó, khi kết quả không như kỳ vọng, họ dễ dàng nỗi cáu.

Chính vì vậy, Yong quyết định để chồng và con tự lo một số công việc. Nếu như chồng đưa con ra khỏi nhà, cô sẽ không chuẩn bị sẵn gì hết. Nhiệm vụ của chồng con là nhớ mang theo những đồ dùng cần thiết. Nếu họ quên, họ phải tự xử lý hậu quả.

Bước tiếp theo là đặt ra những giới hạn. Thay vì gào thét các con không chạy nhảy trong bữa ăn và không tập trung ăn, Yong đề ra quy định với con ngồi vào bàn, tắt TV và cả gia đình cùng ăn uống, trò chuyện. Kết quả là hai con của cô nhanh chóng thích nghi và gia đình có những bữa cơm tối quây quần.

Bước cuối cùng là người phụ nữ cần phải biết tự chăm sóc bản thân. Một trong những mục tiêu chính của âm thầm nghỉ việc là mang lại sự cân bằng trong cuộc sống của một người làm việc quá sức. Yong chia sẻ lần đầu tiên trong nhiều tháng làm việc ở nhà, cô đã có một ngày thảnh thơi đọc sách khi giao cho chồng đưa con ra ngoài chơi.

Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo CNA)
Xu thế ‘lặng lẽ bỏ việc’ len lỏi trong văn hóa công sở Mỹ
Xu thế ‘lặng lẽ bỏ việc’ len lỏi trong văn hóa công sở Mỹ

Một số người lao động Mỹ vạch ra ranh giới chỉ làm 40 tiếng một tuần, không nghe các cuộc gọi hay trả lời thư điện tử sau giờ làm. Nói một cách khác, những người này tập nói “không” thường xuyên hơn đối với những nhiệm vụ ngoài giờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN