Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Tiếp tục đà giảm của phiên sáng, thị trường chứng khoán trong phiên chiều 26/9 diễn biến tiêu cực và càng nới rộng đà giảm. Đã có lúc chỉ số VN-Index mất hơn 39 điểm và lùi về mức 1.164 điểm, HNX-Index giảm hơn 11,5 điểm, xuống mức 252,8 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, đà giảm đã được thu hẹp.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách thuế đối với xăng dầu. Dự kiến giảm nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) do giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 33.456 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán sáng 26/9 đã lao dốc ngay khi mở cửa phiên giao dịch. Càng về cuối phiên, áp lực bán gia tăng khiến các nhóm ngành đều chìm sâu trong sắc đỏ. Theo đó, VN-Index giảm gần 30 điểm, còn 1.174 điểm; HNX-Index giảm hơn 8 điểm, về mốc gần 256 điểm. Toàn sàn có gần 700 mã giảm, chỉ khoảng 100 mã tăng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng vì lạm phát tăng mạnh, một loạt ngân hàng trung ương lớn đã buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế đà tăng của giá, bất chấp những cảnh báo về suy thoái.
Trước ý kiến cho rằng, việc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đối với nhu cầu vốn và phục hồi kinh tế cuối năm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đào Minh Tú cho biết: Năm 2022, NHNN có xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng khi cần thiết, nhưng do ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát, nên tăng trưởng tín dụng (TTTD) năm 2022 duy trì mức 14%.
Chứng khoán toàn cầu lại vừa trải qua một phiên giao dịch ảm đạm trong ngày 23/9 khi toàn bộ các chỉ số chính ở thị trường chứng khoán Mỹ, Canada và châu Âu đều ngập trong sắc đỏ, do giới đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái sau một loạt quyết định tăng mạnh lãi suất của ngân hàng trung ương các nước.
Sự tích hợp liền mạch các dịch vụ tài chính ở các công ty phi tài chính đã giúp các bên phát triển dịch vụ bán chéo sản phẩm, gia tăng tệp khách hàng với chi phí thấp.
Trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, hiện đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới.
Trước những diễn biến có phần bất lợi trên thị trường quốc tế khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, chiều 22/9, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt áp dụng từ ngày 23/9/2022. Đây cũng là đợt tăng lãi suất điều hành đầu tiên kể từ năm 2020 sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Sau quyết định điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có trần lãi suất huy động tiền gửi dưới 6 tháng, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất huy động mới, đặc biệt tăng mạnh đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, kể từ ngày hôm nay 23/9.
Tại buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) diễn ra sáng 23/9, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN cho biết: Tính đến ngày 16/9, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên trì các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng "ổn định không có nghĩa là cố định" mà theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp tình hình.
Một cơn bão hoàn hảo kết hợp giữa tiền mặt từ các biện pháp kích thích trong đại dịch, nhu cầu hàng hóa mạnh, bất ổn địa chính trị và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đã khiến giá cả leo thang trên toàn cầu.
Trả lời việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất chuẩn thêm 0,75 điểm phần trăm - lần tăng lãi suất mạnh thứ 3 liên tiếp tác động ra sao tới chứng khoán Việt, ông Nguyễn Hồng Điệp - CEO tại Công ty cổ phần (CTCP) Tư vấn Đầu tư S-Talk cho rằng: Về mặt định giá, chứng khoán Việt Nam đang ở mức rẻ nhất trong vòng 5 năm khi hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) trung bình toàn thị trường khoảng 13.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Nếu như phiên trước, nhà đầu tư bán tháo quyết liệt với tâm lý đứng ngoài quan sát, khiến thị trường “lao dốc”, kết phiên chiều 20/9, thị trường chứng khoán đã hồi phục khi bảng điện của cả 3 sàn được phủ xanh với mức tăng 13,5 điểm.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) khẳng định: Việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) không phải động thái thắt chặt mà làm rõ việc giám sát thị trường.
Mở cửa phiên đầu tuần, ngày 19/9, thị trường chứng khoán đã đỏ sàn. Càng về sau, lực giảm càng mạnh. Sau khoảng thời gian giằng co với mức giảm quanh 20 điểm, VN-Index bất ngờ giảm sâu hơn 28 điểm trước sức ép nhà đầu tư ồ ạt “ra hàng” trong khoảng thời gian ngắn.
Giới phân tích cho rằng, bất chấp một số lực cản, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm nay. Cùng đó, trên thị trường chứng khoán, vẫn còn một số câu chuyện tăng vốn tạo sóng tăng ngắn hạn của các cổ phiếu ngành ngân hàng.
Việc "chạy đua" tăng vốn điều lệ của ngành ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với hàng loạt kế hoạch tăng vốn liên tục được công bố.