Tìm dòng vốn ngoại để huy động

Trong bối cảnh nguồn vốn trong nước khan hiếm, việc huy động vốn từ nước ngoài là kênh huy động hiệu quả đối với những ngân hàng, doanh nghiệp uy tín để tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. 

Chú thích ảnh
Trong bối cảnh huy động vốn trong nước khó khăn, việc doanh nghiệ và tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn từ nước ngoài được xem là điểm sáng. 

Niềm tin của tổ chức tài trợ vốn quốc tế

Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) vừa ký kết cho ngân hàng SeABank vay 200 triệu USD; ADB và ngân hàng VPBank ký kết gói vay xã hội trị giá 500 triệu USD; F88 huy động thành công 60 triệu từ các tổ chức tài chính quốc tế; HSBC hỗ trợ Masan Group huy động gói tín dụng trị giá 600 triệu USD...

Đây là những khoản vay theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mặc dù tổng giá trị các thương vụ không lớn so với quy mô giao dịch thị trường ngoại tệ, nhưng kịp thời bổ sung các dòng vốn trong nước và khẳng định niềm tin của tổ chức tài trợ vốn quốc tế đối với Việt Nam.  CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết, các nguồn vốn này sẽ giúp VPBank thúc đẩy các chương trình tín dụng cho nhóm khách hàng SME, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh, giao thông và xây dựng nhà ở xã hội, cho phép các doanh nghiệp này tiếp cận với nguồn vốn chi phí tương đối thấp để phát triển...

Theo ông Allen Forlemu, Giám đốc IFC phụ trách Khối Các Định chế Tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IFC muốn cùng VIB hỗ trợ nhiều hơn nữa tới các gia đình có thu nhập trung bình thấp để tiếp cận các khoản vay mua nhà, từ đó thúc đẩy mở rộng nguồn cung của phân khúc này, tạo thêm nhiều việc làm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Qua tìm hiểu, mặc dù nguồn vốn quốc tế hiện dồi dào, song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể khai Trong bối cảnh huy động vốn trong nước khó khăn, việc doanh nghiệp và tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn từ nước ngoài được xem là điểm sáng. thác, vì để tiếp cận các tiêu chuẩn khắt khe từ các định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp phải có uy tín, có năng lực tài chính vững mạnh, số liệu công khai minh bạch, được kiểm toán bởi các tổ chức quốc tế, có phương án sử dụng vốn khả thi, có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

Ngoài ra, việc huy động vốn quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, như năm nay tỷ giá biến động tới 8%, nên phải sử dụng các biện pháp để giảm rủi ro. Hiện, lãi suất Chính phủ Mỹ đã lên tới 4%/ năm, lãi suất cho vay của các định chế tài chính quốc tế với doanh nghiệp Việt Nam phải 8 - 9%/năm...

Cải thiện chất lượng tài chính, tăng sức hấp dẫn

TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia - NCIF) cho biết: “Với dòng vốn đầu tư qua kênh chứng khoán, thời gian qua, chúng ta chứng kiến sự rút lui vốn của khối ngoại nhiều. Đây là điểm cần chú ý.

Còn theo đại diện Công ty chứng khoán (CTCK) Rồng Việt (VDSC), tổ chức trong nước đã bán ròng 7.697 tỷ đồng trong tháng 10/2022, cao gấp đôi so với mức kỷ lục hồi tháng 3/2022. Qua đó, nâng mức bán ròng lũy kế từ đầu năm lên 18.739 tỷ đồng. Tương tự, khối ngoại tiếp tục bán ròng tháng thứ 2 liên tiếp với giá trị 1.190 tỷ đồng. Đáng lo ngại hơn là việc dòng vốn ngoại bắt đầu quay trở lại một số thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á, nhưng Việt Nam vẫn chứng kiến thêm một tháng rút ròng 81 triệu USD trong tháng 10 vừa qua. TTCK Việt Nam có thời điểm rơi vào trạng thái thăm dò điểm đáy, nhưng lúc này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận kỹ hơn về các yếu tố tài chính để cải thiện hình ảnh, đón đầu cơ hội thu hút vốn khi dòng tiền phục hồi trở lại.

Theo ông Ren Varma - Giám đốc Khu vực Đông Nam Á, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA), để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực sự hiểu và phân tích dễ dàng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phải được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời, báo cáo phát triển bền vững lập theo một là số gạo các doanh nghiệp Việt Nam dự kiến xuất khẩu trong năm 2022. (Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam) chuẩn mực quốc tế cũng là một nguồn thông tin không thể thiếu mà nhà đầu tư nước ngoài lâu dài luôn tìm kiếm, để có thể hiểu được chiến lược và thành tích đạt được của doanh nghiệp trong tất cả các mặt hoạt động phi tài chính như: Môi trường, xã hội... Khi thông tin công bố của doanh nghiệp đầy đủ, kịp thời và đạt được mức độ tin cậy nhất định, chắc chắn doanh nghiệp sẽ trở nên thu hút hơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư nước ngoài lâu dài. 

“Các doanh nghiệp niêm yết phải thực sự nâng cao mức minh bạch thông tin của mình và đó là động lực để doanh nghiệp tuyển dụng các chuyên gia tài chính tốt. Tình hình có nhiều bất ổn do dịch bệnh, chiến tranh và biến đổi khí hậu... như hiện nay, thực sự là một thử thách, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp có chiến lược phát triển linh động và đúng đắn”, ông Ren Varma cho biết.

Theo TS Trần Toàn Thắng, để thu hút dòng vốn ngoại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Với dòng gọi vốn từ TTCK, vay từ doanh nghiệp, trong gói phục hồi hỗ trợ nền kinh tế, Việt Nam cần tính đến khoản bảo lãnh rủi ro tín dụng, rủi ro về tỷ giá của doanh nghiệp.

** Việt Nam cần phát huy lợi thế của mình về phát triển kinh tế xanh, chuyển dịch năng lượng; đẩy mạnh kinh tế số, thương mại điện tử để hút dòng vốn ngoại", ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước cho biết.

 *Clip chia sẻ của TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia - NCIF) với phóng viên báo Tin tức về tình hình dòng vốn ngoại hiện nay của Việt Nam:

 

Bài, clip: Minh Phương/Báo Tin tức
Bình Dương thu hút vốn ngoại đạt gần 400 triệu USD
Bình Dương thu hút vốn ngoại đạt gần 400 triệu USD

Theo UBND tỉnh Bình Dương tính đến cuối tháng 2 năm 2021 mặc dù ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của địa phương vẫn tiếp tục duy trì trong nhóm đứng đầu cả nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN