Những ai có thể đăng ký hiến mô, tạng?

Những người đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, năng lực, hành vi; nếu có nguyện vọng có thể đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc sau khi qua đời.

Nhiều người dân có nguyện vọng hiến mô, tạng cần biết những điều kiện sau khi đi đăng ký.


Điều kiện để đăng ký hiến mô, tạng:


- Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không giới hạn giới tính, tín ngưỡngđều có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.


- Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não.- Những người khỏe mạnh, có đủ sức khỏe, không mắc các bệnh như: HIV, viêm gan, lao... có thể đăng ký hiến tạng.


- Khuyến khích có sự đồng ý của gia đình vì trong trường hợp nếu đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế hoặc tránh sự phản đối của gia đình trong trường hợp hiến khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, làm cho không thực hiện được ý nguyện hiến tặng của mình.


- Người tình nguyện hiến có thể đăng ký hiến tạng khi còn sống gồm: Hiến thận hoặc một phần gan mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe; hoặc đăng ký hiến tạng sau khi chết não.


Quyền lợi của người hiến mô, bộ phận cơ thể người:


- Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.


- Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:


- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế. Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.


- Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.


- Việc hiến xác hay nội tạng dựa trên tinh thần tự nguyện, nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng cụ thể nào bằng tiền hoặc hiện vật.


- Đơn xin hiến tạng không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Người đã đăng ký hiến có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.


Những nơi tiếp nhận đăng ký hiến mô, tạng:


- Người hiến có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất bày tỏ ý nguyện hiến mô, tạng. Cơ sở y tế đó sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và báo về Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để thông tin đến cơ sở y tế có chức năng phù hợp tiếp nhận đơn đăng ký hiến mô, tạng của người muốn hiến và hoàn tất các thủ tục pháp lý, tư vấn, cấp thẻ đăng ký hiến mô, tạng (hiến sau khi chết), hiến xác cho người đăng ký hiến.


- Người hiến có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng để đăng ký hiến tạng.


- Người hiến cũng có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp và điều phối đến cơ sở y tế phù hợp có chức năng tiếp lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.


TN/BáoTin tức
Tri ân Thiếu tá Lê Hải Ninh - người hiến tạng cứu 6 người bệnh
Tri ân Thiếu tá Lê Hải Ninh - người hiến tạng cứu 6 người bệnh

Chiều 28/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ tôn vinh Thiếu tá Lê Hải Ninh (45 tuổi, quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), cán bộ thuộc Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1 - người đã hiến tạng cứu 6 người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN