Qua một đêm mưa bụi li ti, cây trong vườn như được tiếp thêm sức sống mới, tươi tắn, tràn trề nhựa sống.
Gió mùa này se se lạnh. Nước sông Tiền yên ắng lạ thường. Xa xa là cây cầu dây giăng Rạch Miễu. Trên đó những chiếc xe lớn chỉ còn là những chấm đen nho nhỏ cứ nối nhau qua cầu. Dòng người và xe hối hả ngày đêm.
Hình như có tiếng róc rách. Dương nén hơi thở dồn dập để lắng nghe. Suối, đúng rồi tiếng suối. Cái sự gọi là rảo bước chỉ là không dừng lại nghỉ sau ba bước leo dốc. Dương bật ra tiếng gọi: mẹ ơi.
Trên bản đồ chỉ là những chấm xanh/Mà trong tim thiêng liêng gợi nhớ/Ơi đảo xa… những đêm không ngủ/Đảo quê hương, đảo của ta ơi!
Đêm nay trên đảo Sinh Tồn/Bao nhiêu người lính quây tròn quanh em/Nghe câu “đến hẹn lại lên”/Có cây súng đứng ở bên cạnh mình...
Đêm nay mênh mông quá!/con nhìn lên bầu trời ngắm những vì sao/ngôi sao nào cũng mang hình bóng mẹ/ngàn đôi mắt dõi về biển cả/tiếng Hoàng Sa vang trên mặt nước đầy!
Đêm đã thật là khuya trên đảo Sơn Ca/Thức cùng người lính gác/Tôi như nhìn thấy những Hùng binh vượt sóng bạc đầu/Nắm chắc tay chèo vượt trùng khơi ra đảo/Lấy thân mình làm cột mốc chủ quyền trên bãi cát vàng giữa biển
Em theo thuyền ấy, xa rồi/ Lính trên bãi đá bồi hồi đứng trông/ Sao trời còn nổi gió đông/ Đẩy thuyền về phía cửa sông làm gì!
Đất mẹ nằm ru con trên biển/Hoàng Sa, Trường Sa hai bầu sữa mặn/Nuôi lớp lớp người con mở cõi nhọc nhằn/Mỗi hạt cát ngấm phần máu thịt/Bồi đắp định phận linh thiêng.
Bạn mời tôi cốc nước/Trưa nồng Song Tử Tây/Ơ sao ngọt lành thế/Vị gì quen đâu đây?
Tôi xòe lửa châm điếu thuốc vào nắng/Nắng lấp loáng khói bảng lảng trắng/Khói ngực người tỏa cùng sương mờ/Ngân lên thơ sáng láng
Tôi nghĩ một nửa hồn Tết luôn nằm trong góc bếp mỗi nhà. Nó không đơn thuần chỉ là hương vị các món ăn mà nó còn chứa đựng cả nét văn hóa Việt. Bắt đầu từ ngày Tết Táo Quân 23 tháng Chạp, nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng. Để “tiễn đưa” ông Táo lên chầu trời...
Bây giờ tuy đã sống xa quê, cứ mỗi khi Tết đến xuân về, không khí rộn ràng, với bao cánh én chao nghiêng, người người đi sắm Tết, tôi lại nhớ ngoại.
Tết đến Trường Sa sớm hơn ở đất liền Cũng thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Có thêm một cành đào, một lá thư của vợ Một tấm ảnh của con và nỗi nhớ cồn cào
Một trong những phong tục mang đậm bản sắc riêng của người Thái Nghệ An là những lời chúc đầu năm mới khi Tết đến, xuân về.
Tiếng Chủ tịch nước đọc thư chúc mừng năm mới trong thời khắc giao thừa vang lên bên tiếng sóng vỗ ầm ào. Gió se se lạnh. Trời tối đen như mực. Thức ăn đã bày ra trên các chiếc bàn giữa hội trường to rộng.
Tuổi thơ tôi trải dài trên cánh đồng làng thân thương nằm khiêm nhường bên bờ sông Văn Úc hiền hòa.
Tôi đã từng đôi lần đến Đà Lạt, nhưng chưa lần nào vào mùa hoa dã quỳ. Lần trở lại này vào đầu tháng 11, Đà Lạt vẫn còn mưa, nhưng đã thưa hơn và nhiều nắng hơn.
Thế là mười năm rồi em làm dâu xứ người, tha phương nơi đất lạ. Cứ mỗi năm Tết đến, Xuân về em lại hướng về Tổ quốc mà nghẹn ngào nhớ mong. Thèm lắm mùi Tết quê hương. Xứ Kim Chi giàu có đủ đầy cũng không khỏa lấp nỗi nhớ quê ngày Tết.