Su-30 - đối thủ đáng gờm của máy bay chiến đấu Mỹ

Trang mạng theaviationist.com cho biết trong cuộc tập trận Cope India năm 2004, các tiêm kích Su-30 của Không quân Ấn Độ đã diễn tập chiến đấu với tiêm kích F-15C của Mỹ với kết quả ấn tượng 9:1 nghiêng về các phi công Ấn Độ. Tuy nhiên kết quả này đã gây nhiều tranh cãi.

Trong năm nay, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, F-22A Raptor của Mỹ đã "chiến" với Su-30MKM của Malaysia trong cuộc tập trận Cope Taufan 2014 diễn ra ở Malaysia từ 6-20/6. Một số chuyên gia khẳng định để "giữ thể diện", Không quân Mỹ đã chủ ý đề xuất "các qui tắc chiến đấu phức tạp".

Với sự trợ giúp của hệ thống ACMI (thiết bị ghi dữ liệu bay), người Mỹ đã tiến hành trận chiến mô phỏng, trong khi Su-30MKM không có phiên bản đầy đủ của hệ thống này để thể hiện toàn bộ khả năng của mình. Theaviationist.com nghi ngờ điều này sẽ không giúp biết đích xác kết quả cuộc chiến, tuy nhiên lưu ý rằng "theo thông số kỹ thuật Su-27/30 là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới".

Máy bay chiến đấu Su-30 của Nga.


Su-27, cũng như F-14 và F-15 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, tuy nhiên khác với các máy bay Mỹ, "cỗ máy" Nga có thể bay ổn định ở các góc tấn công 30º, và tiến hành chiêu "hổ mang bành" (phanh vận động để nhanh chóng tiếp cận tấn công ở góc 120º). Trong cú nhào lộn này, mũi máy bay đột ngột nâng cao, máy bay khựng lại, sau đó ở trên độ cao khác để lấy đà bay tiếp. Đây là một trong những động tác nhào lộn trình diễn chính trong các thập niên 80-90 thế kỷ trước.

Liệu có thể sử dụng cú nhào lộn này trong chiến đấu? Câu hỏi này từng được báo Mỹ Aviation Week & Space Technology trả lời năm 2002. Trong bài viết nhan đề "Su-30MK luôn đánh bại F-15C", các chuyên gia Douglas Barry và David A. Falghem khẳng định cuộc diễn tập chiến đấu trên bầu trời St. Louis đã cho thấy ưu thế vượt trội của Su-30 Nga trước F-15 Mỹ. Bài báo chỉ ra rằng sau khi bắn tên lửa R-77 (AA-12 Adder) vào F-15, phi công Nga đã thực hiện cú "hổ mang bành", và trên màn hình radar máy bay Mỹ kẻ địch biến mất.

Nay Không quân Mỹ sở hữu máy bay tàng hình đa năng thế hệ thứ 5 - F-22 Raptor (chính thức đưa vào sử dụng năm 2005), với tính năng vận hành cao hơn cùng thiết bị điện tử tối tân hơn. Tuy nhiên một số tính năng đặc biệt của Su-30 Nga, trong đó có các động cơ điều khiển bằng véctơ kéo và những tính năng khí động học, thì F-22 vẫn không thể sánh kịp. Những tính năng này giúp Su-30 trở nên cực kỳ nguy hiểm trước mọi loại máy bay của phương Tây, đặc biệt là khi cận chiến.


Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)

Mỹ đoạt bí mật công nghệ vũ khí Nga như thế nào
Mỹ đoạt bí mật công nghệ vũ khí Nga như thế nào

Tăng T-80U và T-72B, hệ thống tên lửa S-300V, các hệ thống bảo vệ xe tăng chủ động, tất cả các thiết bị quân sự này đã được nghiên cứu và thử nghiệm tại các thao trường ở Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN