Nhật Bản phát triển hệ thống AI theo dõi tàu nước ngoài gần lãnh hải

Nhật Bản đang phát triển một hệ thống giám sát trên biển sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp công nghệ vệ tinh tân tiến để xác định và theo dõi tàu nước ngoài hoạt động gần lãnh hải nước này. 

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin chính phủ Nhật Bản đang đầu tư vốn ban đầu là 450 triệu yên (4,1 triệu đô la Mỹ) cho dự án này và mời gọi các công ty công nghệ tham gia xây dựng hệ thống. 

Một nhà phân tích cho biết Tokyo đang gặp khó khăn trong việc theo dõi các tàu nước ngoài đi vào vùng biển rộng lớn của mình một cách bất hợp pháp.

Chú thích ảnh
Thuyền đánh cá hoạt động ngoài khơi đảo Torishima, Nhật Bản. Ảnh: SCMP

Cụ thể, ông Garren Mulloy, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka, cho hay các nguồn tài nguyên của Nhật Bản đang bị sử dụng quá mức vì vùng biển rộng lớn khó kiểm soát.

Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản (EEZ) gồm hơn 1,47 triệu km vuông ở Thái Bình Dương và là EEZ lớn thứ tám trên thế giới. Quốc gia này sở hữu vùng lãnh hải của rộng gấp 11 lần diện tích đất liền

“Nếu cố kiểm soát bằng tàu tuần tra, máy bay, vệ tinh hoặc máy bay không người lái, điều này sẽ vô cùng khó khăn, đồng thời không phải là cách sử dụng tài nguyên hiệu quả”, ông Mulloy nói với This Week in Asia.

Nhưng theo ông, những tiến bộ trong AI trong những năm gần đây có thể giúp rà quét nhiều nghìn km vuông đại dương bằng cách phát hiện điểm bất thường. Những điểm bất thường có thể bao gồm các tàu hoạt động bất thường ngay bên ngoài EEZ của Nhật Bản hoặc đột ngột thay đổi hướng đi hay tắt bộ phát tín hiệu để ngụy trang.

Theo báo Yomiuri, hệ thống giám sát mới của Nhật Bản sẽ được phát triển từ năm tới và triển khai sớm nhất vào năm 2024. Hệ thống này sẽ phân tích lượng lớn dữ liệu thu được từ vệ tinh để xác định tốc độ và hướng của tàu nước ngoài. Bất kỳ hoạt động nào cho thấy có hoạt động đáng ngờ sẽ được gắn cờ để cảnh sát biển chú ý hơn.

Công nghệ mới sẽ cho phép lực lượng tuần duyên tập trung chặt chẽ hơn vào nhóm tàu khả nghi nhất định ngay tại thời điểm mà những thách thức đối với chủ quyền của Nhật Bản ngày càng gia tăng.
Giáo sư Garren Mulloy cho hay khu vực quan tâm chính của Tokyo là các quần đảo có tranh chấp chủ quyền thuộc tỉnh Okinawa mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư nhưng Nhật Bản gọi là Senkakus.

Đã liên tiếp xảy ra tình trạng xâm nhập vào vùng biển của cụm đảo không người sống này. Các tàu tuần duyên Trung Quốc được xác định đã tiến gần khu vực trên trong 157 ngày liên tục cho đến ngày 19/7. Đây là khoảng thời gian dài nhất không bị gián đoạn kể từ khi lãnh thổ này được mua lại từ các chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9/2012.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng có khả năng sử dụng hệ thống này để giám sát Triều Tiên và các tàu khác chở những mặt hàng bị cấm theo lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng. Giáo sư Mulloy nhận xét rằng Tokyo muốn trở thành trung tâm của nỗ lực quốc tế chống lại các tàu vi phạm lệnh trừng phạt.

Một lĩnh vực khác sẽ được hưởng lợi từ hệ thống này chính là nỗ lực chống nạn đánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài. Số lượng tàu thuyền của Triều Tiên và Trung Quốc được xác định trên Bờ Yamato, ngư trường nằm trong EEZ của Nhật Bản, đã tăng mạnh.

Tokyo đã ban lệnh cấm đối với 80 tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm. Tổng số lệnh cấm được ban hành vào năm ngoái là 138.

Và trong khi việc theo dõi máy bay tiếp cận không phận Nhật Bản bằng công nghệ AI và vệ tinh bị phức tạp hơn vì tốc độ di chuyển và khả năng cơ động cao hơn của chúng, các chuyên gia như Mulloy dự đoán rằng Nhật Bản sẽ tìm cách tăng cường hệ thống giám sát mới của mình để theo dõi các mối đe dọa trên không.

Đức Trí/Báo Tin tức
Mỹ sẽ chính thức khuyến nghị người dân tiêm vaccine mũi 3 ngừa COVID-19
Mỹ sẽ chính thức khuyến nghị người dân tiêm vaccine mũi 3 ngừa COVID-19

Những người sống ở viện dưỡng lão và đội ngũ nhân viên y tế sẽ thuộc nhóm đối tượng đầu tiên tiêm mũi vaccine tăng cường ngay trong tháng 9 tới, kế đến sẽ là nhóm người già vừa hoàn tất mũi tiêm thứ hai hồi mùa đông vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN