Lý do Mỹ tạm ngừng chiến dịch chống IS ở Đông Syria

Thay vì tiếp tục chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đã phải đối mặt với mục tiêu là binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, Syria.

Đoàn xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ rầm rập tiến vào Reyhanli - nằm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ảnh: Global Look Press

Thông tin trên nằm trong tuyên bố “tạm dừng” chiến dịch trên mặt đất chống IS tại Đông Syria của Lầu Năm Góc đưa ra ngày 5/3.

Ngày 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ với sự trợ giúp của lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) đã triển khai chiến dịch “Nhành Ô liu” – chiến dịch xuyên biên giới quy mô lớn nhằm xóa sạch dân quân người Kurd và tàn dư thánh chiến tại Afrin, Syria.

Hơn một tháng qua, Lực lượng Dân chủ Syria được Mỹ hậu thuẫn (SDF), trong đó bao gồm nhiều binh sĩ thuộc Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), đã phải phân chia lực lượng để vừa chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ vừa hỗ trợ lực lượng Mỹ tại phía bắc Syria.

Ngày 5/3, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, Trung tá Robert Manning, cho biết đòn tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng tới cuộc chiến chống IS trên mặt đất của liên quân do Mỹ dẫn đầu, từ đó dẫn đến việc Mỹ phải tạm thời ngưng chiến dịch.

Tuy nhiên, Trung tá Manning khẳng định mặt dù hoạt động quân sự trên mặt đất tại Thung lũng Sông Euphrates tạm ngưng, song các cuộc không kích của Mỹ trong khu vực vẫn tiếp tục triển khai.

“Đây là một tình huống đặc biệt vì lực lượng mà Mỹ hỗ trợ, như người Kurd, lại phải đối đầu với đồng minh Mỹ, đồng minh NATO như Thổ Nhĩ Kỳ”, Daniel McAdams – Giám đốc điều hành viện nghiên cứu Ron Paul trả lời kênh truyền hình RT.

“Một số binh sĩ SDF quyết định tạm không tham gia chiến dịch ở trung tâm Thung lũng Sông Euphrates mà rời sang Afrin chiến đấu. Họ không chống IS nữa, và điều này đồng nghĩa với việc họ không giành lại lãnh thổ từ tay IS nhanh như trước”, Thiếu tá Adrian Rankine-Galloway thừa nhận ngày 5/3.


Chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin gần đây khiến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh NATO trở nên căng thẳng. Ankara coi nhóm vũ trang người Kurd có mối liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Căng thẳng đặc biệt leo thang giữa hai nước kể từ khi Mỹ thông báo kế hoạch thành lập đội quân an ninh biên giới 30.000 binh sĩ, với một nửa trong số đó là lực lượng người Kurd.

Chính phủ Syria liên tục chỉ trích chiến dịch Thổ Nhĩ Kỳ là một động thái xâm phạm chủ quyền Syria. Càng làm tình hình trong khu vực phức tạp hơn, đội quân ủng hộ chính phủ cũng đã được triển khai tới Afrin vào cuối tháng trước sau khi lực lượng người Kurd đề nghị liên minh.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Tổng thống Putin cảm ơn FSB giữ bí mật các siêu vũ khí đến phút chót
Tổng thống Putin cảm ơn FSB giữ bí mật các siêu vũ khí đến phút chót

Tổng thống Nga Putin cảm ơn Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) vì đã đảm bảo giữ bí mật suốt quá trình hàng năm trời phát triển các siêu vũ khí cho đến khi ông công bố với thế giới trong bản Thông điệp liên bang năm 2018.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN