Khám phá 5 vũ khí phòng không tốt nhất của Nga

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đã rất nổi tiếng với nhiều tính năng đặc biệt, đến ngay cả quân đội Mỹ gần đây cũng phải thừa nhận điều này. Cựu sĩ quan tình báo Không quân Mỹ, tướng David Deptula, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với trang mạng Daily Beast rằng Nga là một trong số những quốc gia có hệ thống phòng không tốt nhất thế giới hiện nay. Lực lượng Phòng không Không gian vũ trụ Nga được trang bị các tổ hợp tên lửa tầm xa có khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu.

Dưới đây là 5 hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Moskva mà có thể giúp ngăn chặn một cuộc tấn công từ trên không:

Hệ thống phòng không xách tay (MANPAD) phổ biến nhất: Igla-S

Tầm bắn: 6.000m

Giới hạn độ cao của mục tiêu: 10m - 3.500m

Tên lửa xách tay Igla của Nga bắn đạn thật.


Hệ thống phòng không xách tay này có cấu tạo khá đơn giản (một ống phóng và một quả tên lửa), được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái bay ở tầm thấp. Igla-S hầu như không bị phát hiện bởi các công nghệ do thám và có độ chính xác cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng MANPAD này vượt qua tất cả các hệ thống phòng không xách tay khác hiện nay. Khả năng chiến đấu của Igla-S đã được chứng minh trong nhiều cuộc xung đột, chẳng hạn như ở Nam Tư cũ và ở Syria. MANPAD Igla-S đã được xuất khẩu cho các quốc gia ở Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Trung Âu, châu Mỹ Latin, vùng Caribbean và Châu Phi.

Hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả nhất: S-300VM Antey-2500


Tầm bắn:

Đối với mục tiêu khí động học: 200km

Đối với mục tiêu đạn đạo: Lên tới 40km

Giới hạn độ cao của mục tiêu
: 25m-30km

Hệ thống phòng không S-300.


Hệ thống tên lửa phòng không di động S-300 VM Antey-2500 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi lên tới 2.500km và tất cả các loại mục tiêu khí động học. Hệ thống điện tử của S-300VM có 2 radar: một radar quét tròn và một radar dựa trên phần mềm. Radar đầu tiên quét tất cả các khu vực xung quanh và được thiết kế chủ yếu để phát hiện các loại máy bay và trực thăng, trong khi radar thứ 2 là để tìm kiếm tên lửa. Hiện nay, S-300 là hệ thống phòng không có sức mạnh lớn nhất được xuất khẩu. Venezuela hiện cũng đang sở hữu hệ thống phòng không này.

Hệ thống súng bắn tên lửa phòng không tiên tiến nhất: Pantsir S-1

Tầm bắn: 1,2 – 20km

Giới hạn độ cao của mục tiêu: 15m – 15km

Hệ thống Pantsir S-1.


Hệ thống phòng không này được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự ở tầm ngắn, chống lại tất cả các phương tiện tấn công tiềm năng từ trên không. Nó cũng có thể bảo vệ các mục tiêu trước các mối đe dọa từ trên đất liền và từ lực lượng hải quân của đối phương.

Pantsir S-1 hiện đang trải qua thử nghiệm dưới làn hỏa lực tại Syria, nơi mà các chuyên gia quân sự đang kiểm tra tính cơ động (thời gian triển khai chỉ 5 phút), khả năng hỏa lực và độ chính xác của nó. Pantsir S-1 có khả năng bắn hạ bất kỳ một mục tiêu nào, từ một con chim sẻ đến một chiếc máy bay. Loại vũ khí này đang được biên chế trong lực lượng vũ trang của các nước như Algeria, Iran, UAE và Oman.

Hệ thống tên lửa phòng không mới nhất: RS S-400 Triumph


Phạm vi phát hiện mục tiêu: 600km

Tầm bắn:


Đối với các mục tiêu khí động học: 400km

Đối với các mục tiêu đạn đạo: Lên tới 60km

Giới hạn độ cao của mục tiêu:
10m - 27km

Hệ thống S-400.


RS S-400 Triumph được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu khí động học trên không (các loại máy bay chiến thuật, chiến lược và gây nhiễu thủ công như máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm, AWACS, và KR- máy bay một lớp cánh), có công nghệ tàng hình và ở phạm vi khoảng 400km. Nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo, mục tiêu siêu âm, và các phương tiện có khả năng thực hiện các cuộc tấn công từ trên không hiện nay.

So với phiên bản trước - hệ thống S-300 Triumph - RS S-400 đã tăng tỷ lệ hỏa lực lên hơn 2,5 lần. Dự kiến, hệ thống tên lửa này sẽ được xuất khẩu vào năm 2016.

Hệ thống tên lửa phòng không có triển vọng nhất: RS S-500


RS S-500 là thế hệ mới nhất trong các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga, vốn được cho là sẽ sử dụng khái niệm “quyết định chia cắt” để phá hủy nhiều mục tiêu đạn đạo và máy bay cùng một lúc. Mục tiêu chủ yếu của S-500 là đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa. Theo nhà sản xuất, hệ thống này thậm chí có khả năng tiếp cận các vệ tinh tầm thấp, vũ khí không gian và các cơ sở vũ khí trong quỹ đạo. S-500 hiện đang được phát triển và có thể sẽ đi vào phục vụ năm 2017.

Xem S-500 đánh chặn nhiều tên lửa cùng lúc:


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Công Thuận (R.B.T.H)

5 vũ khí Nga khiến NATO khiếp sợ-Kỳ cuối
5 vũ khí Nga khiến NATO khiếp sợ-Kỳ cuối

Liệu vũ khí của NATO hiện nay vẫn duy trì được ưu thế công nghệ trước Nga? Dù thế nào đi nữa thì quân đội Nga vẫn có thể huy động đủ nguồn lực và có đủ sự sáng tạo để làm tổn thương NATO nếu xung đột ở châu Âu bùng phát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN