Các sự kiện gần đây ở Ukraine, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đặt ra nỗi ám ảnh về một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO với Nga. Nếu ngoại giao thất bại và giới chính trị đẩy NATO vào cuộc chiến với Moskva, thì đây là những loại vũ khí sẽ khiến NATO phải lo ngại nhất.Giáo sư Robert Farley tại Đại học Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), chuyên nghiên cứu về các vấn đề hàng hải, an ninh quốc gia và học thuyết quân sự, mới đây đã có bài viết trên trang mạng National Interest về 5 loại vũ khí của Nga có thể khiến NATO phải dè chừng nếu hai bên nổ ra một cuộc chiến. Dưới đây là một số nội dung chính của bài viết:
Tên lửa của Nga khai hỏa. |
Các công nghệ chiến tranh đã phát triển kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (và thực tế là trong thập kỷ cuối của Chiến tranh Lạnh) vẫn chưa được thử nghiệm trong một cuộc xung đột cường độ cao. Liên minh NATO chắc chắn có thể đánh bại các đối thủ có hệ thống phòng không đang lão hóa, lực lượng không quân không có khả năng tồn tại và các khả năng tấn công tầm thường.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết sẽ hiệu quả thế nào nếu NATO phải chiến đấu với một đối thủ được huấn luyện tốt, có quyết tâm với các công nghệ tương đối hiện đại. Các sự kiện gần đây ở Ukraine, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đặt ra nỗi ám ảnh về một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO với Nga. Nếu ngoại giao thất bại và giới chính trị đẩy NATO vào cuộc chiến với Moskva, thì đây là những loại vũ khí sẽ khiến NATO phải lo ngại nhất:
1. Tên lửa đạn đạo IskanderVào những năm cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển những tên lửa đạn đạo truyền thống tầm ngắn, có khả năng tấn công với độ chính xác cao các căn cứ không quân và các khu vực tập kết phía sau phòng tuyến của NATO.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO đã được cải thiện từ những năm 1980, nhưng Nga lại có những loại tên lửa tiên tiến hơn. Tên lửa Iskander-M có tầm bắn 400km, có thể mang các loại đầu đạn nặng 700kg, và có xác suất sai số trong vòng 5m. Điều này khiến cho Iskander là “sát thủ” đối với các căn cứ không quân, cơ sở hậu cần và các cơ sở đồn trú khác dọc theo chiến tuyến mở rộng trên chiến trường. Đặc biệt, với điều kiện địa hình tự nhiên gập ghềnh và không đồng đều trên biên giới Nga với NATO, tên lửa Iskander có thể tạo cơ hội để quân đội Nga đe dọa các mục tiêu nằm sâu trong châu Âu (EU).
Tên lửa Iskander của Nga. Ảnh: RIA Novosti |
Bên cạnh đó, tên lửa Iskander có thể thay đổi mục tiêu trong khi bay, giúp nó có khả năng tấn công các mục tiêu di động (bao gồm các tàu chiến). Tên lửa này cũng được tích hợp các kỹ thuật cơ động lảng tránh được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa dày đặc của đối phương. Tóm lại, Iskander có thể đe dọa lực lượng của NATO giống như những gì mà NATO có thể làm với các đối thủ khác.
Iskander không những có thể gây áp lực đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, mà còn đối với cả lực lượng phòng không của liên minh này. Các máy bay ở các căn cứ phía trước sẽ ngay lập tức có nguy cơ bị tấn công bởi tên lửa này, hoặc ít nhất Iskander khiến chúng không thể hoạt động. Nếu được triển khai ở khu vực Kalininggrad, tên lửa Iskander có thể đe dọa một loạt các mục tiêu quân sự và chính trị trên khắp NATO.
Do đó, NATO có thể hy vọng sẽ tấn công các bệ phóng tên lửa di động Iskander trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào. Dù đã có lịch sử phát hiện và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa di động nhất định, nhưng NATO có lẽ vẫn phải lo sợ về các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nếu xảy ra chiến tranh. Các cuộc tấn công có hiệu quả nhằm vào các bệ phóng tên lửa Iskander phụ thuộc vào việc chiếm ưu thế trên không trên chiến trường.
2. Su-27 FlankerNhững tên lửa của Su-27. Ảnh: N.I |
Được thiết kế nhằm đối phó với F-15 của Mỹ, những chiếc Flanker đầu tiên được đưa vào phục vụ năm 1985, nhưng các vấn đề sản xuất đã khiến cho số lượng của chúng duy trì ở mức thấp cho đến đầu những năm 1990. Tại thời điểm đó, sự sụp đổ của Liên Xô cũng đã khiến cho việc sản xuất loại máy bay này giảm đi đáng kể. Máy bay chiến đấu thuộc họ Flanker có sự kết hợp của các yếu tố: kích cỡ, tốc độ, tầm, khả năng cơ động tốt. Flanker không phải là máy bay “đẹp”, nhưng hình dáng của nó thực sự cho thấy sự nguy hiểm.
Không quân Nga đang duy trì hoạt động vài trăm chiếc Flanker trong các biến thể khác nhau. Khung cơ bản của Flanker có tính linh hoạt rất cao giúp cho việc nâng cấp rất dễ dàng, và bộ khung này đã trở thành sự lựa chọn để phát triển máy bay chiến đấu xuất khẩu. Các biến thể của Flanker như máy bay chiến đấu đa năng Su-30, máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Su-33, máy bay chiến đấu ném bom Su-34 và máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-35 và một vài phiên bản (chất lượng kém) của Trung Quốc.
Flanker chưa từng phải đối mặt với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và 4,5 tiên tiến trong một cuộc chiến và nó cũng chưa bao giờ giao chiến với máy bay F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, nó vẫn được cho là sẽ gây ra sự lo lắng đối với các phi công của máy bay F-15 Eagle, F-16 Viper và máy bay chiến đấu Typhoon, thậm chí có thể thách thức F-22 Raptor.
Không quân Nga đã phát triển chiến thuật để sử dụng Flanker chiến đấu với các máy bay tàng hình của đối phương trên cơ sở lợi thế về sự cơ động linh hoạt của nó để tồn tại trước cuộc một tấn công tên lửa. Hơn nữa, Flanker đủ mạnh và nhanh để thực hiện một cuộc tấn công dồn dập và sau đó trở về an toàn trước khi bất kỳ một máy bay chiến đấu nào của NATO bắt kịp.
C.T (Theo N.I)Xem Kỳ 2 tại đây