Israel là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Ấn Độ

“Thời báo Ấn Độ” ngày 29/11 cho biết Israel (Ixraen) đã vượt Mỹ trong cuộc chạy đua giành một hợp đồng lớn về cung cấp tên lửa dẫn đường chống tăng thế hệ thứ ba (ATGM) cho Lục quân Ấn Độ, trị giá có thể lên tới 1 tỷ USD.

Báo trên dẫn các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Ấn Độ gần như đã gác lại kế hoạch mua tên lửa dẫn đường chống tăng FGM-148 Javelin từ Mỹ do Washington không muốn cung cấp đầy đủ bí quyết quân sự (chuyển giao công nghệ) để Ấn Độ có thể tự chế tạo loại vũ khí này với số lượng lớn sau đợt mua ban đầu.


Tên lửa ATGM  - “Spike”. Nguồn: Internet.



Thay vào đó, Lục quân Ấn Độ đã hoàn thành các vụ thử loại tên lửa ATGM có tên là “Spike” của Israel, có tính năng giống như tên lửa Javelin của Mỹ, sử dụng được trong điều kiện địa hình ở đồng bằng, sa mạc và vùng núi. Hiện quân đội Ấn Độ đang trong tiến trình đánh giá để quyết định có mua tên lửa này của Israel hay không.

Những năm qua, Mỹ đã có được các hợp đồng bán vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hơn 8 tỷ USD với Ấn Độ, trong đó có các hợp đồng liên quan đến máy bay C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster-III và máy bay tuần tra trên biển P-8I, song họ lại không cấp phép sản xuất tại Ấn Độ.

Về dự án AGTM, phía Ấn Độ muốn chuyển giao công nghệ vì Lục quân Ấn Độ - với quân số 1,13 triệu người - muốn trang bị loại tên lửa này cho 356 tiểu đoàn bộ binh, coi đây là phương tiện chiến đấu hiệu quả chống lại xe tăng chiến đấu của Pakistan (Pakixtan) và Trung Quốc.

Ấn Độ dự kiến tự chế tạo 2.000 súng phóng lựu và 24.000 tên lửa sau khi có được giấy phép chuyển giao công nghệ từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Với tiêu chí đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng bộ binh như Tướng General Bikram Singh - Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ - đã xác định, Lục quân Ấn Độ muốn đưa ATGM có tầm xa 2,5 km vào sử dụng vào cuối năm 2017.

Hiện nay, các đơn vị bộ binh Ấn Độ đang sử dụng tên lửa chống tăng Milan thế hệ thứ hai, tầm xa 2km và Konkurs tầm xa 4 km, do Bharat Dynamics Limited (BDL) sản xuất.

Về lí thuyết, Lục quân Ấn Độ được quyền sở hữu hơn 81.000 ATGM khác nhau - vũ khí quan trọng để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng xe bọc thép của đối phương - song hiện nay lực lượng này chưa được đáp ứng đủ một nửa số lượng trên.

Một phần thiếu hụt này sẽ được bù bằng cách trang bị tên lửa ATGM Nag thế hệ thứ ba do Ấn Độ tự chế tạo cho Lục quân Ấn Độ.


Nếu Israel, nhà cung cấp thiết bị quốc phòng lớn thứ hai của Ấn Độ sau Nga, thực sự thành công trong dự án cung cấp ATGM cho Ấn Độ thì đây sẽ là chương trình buôn bán tên lửa lớn thứ ba giữa hai nước. Hai nước đang hợp tác sản xuất hai hệ thống tên lửa đất đối không (SAM).

Ngoài ra, còn có dự án hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và Israeli Aerospace Industries (IAI) của Israel sản xuất tên lửa đất đối không tầm xa cho tàu chiến Ấn Độ trị giá 26,06 tỷ rupee và tên lửa đất đối không tầm trung cho Lực lượng không quân Ấn Độ trị giá 10,076 tỷ rupee.

Israel đã giành được các hợp đồng bán thiết bị quân sự cho Ấn Độ trị giá khoảng 1 tỷ USD/năm, gồm các loại máy bay do thám không người lái Heron và Searcher, máy bay tấn công không người lái Harpy và Harop Barak, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, rađa Green Pine, tên lửa không đối không Python và Derby…


TTXVN/ Tin Tức


Cận cảnh kho vũ khí 'khủng' của Syria
Cận cảnh kho vũ khí 'khủng' của Syria

Nằm ở trung tâm của một cuộc nổi loạn, nội chiến và các hợp đồng vũ khí đa quốc gia, Syria đang là mảnh đất “động” nơi các quyền lực Chiến tranh Lạnh cũ, Nga và Mỹ, tranh giành ảnh hưởng. Những gì giới truyền thông vẫn chưa nắm được hiện nay là một đánh giá chính xác về sức mạnh của quân đội Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN