Đằng sau sự chuyển giao bất ngờ hệ thống phòng không S-300 giữa Hy Lạp và Armenia

Hy Lạp quyết định "phi Nga hóa" kho vũ khí, chuyển giao hệ thống phòng không S-300 và thiết lập liên minh chiến lược mới với Armenia. 

Chú thích ảnh
Hệ thống phòng không S-300 của Nga. Ảnh: TASS

Theo cổng thông tin Enikos của Hy Lạp ngày 26/11, Lực lượng vũ trang nước này đã quyết tâm "phi Nga hóa" kho vũ khí và thay thế các hệ thống cũ bằng công nghệ phương Tây. Việc chuyển giao hệ thống S-300 và hai hệ thống phòng không khác do Liên Xô sản xuất sang Armenia là một phần trong chiến lược này.

Đánh giá về những động lực ẩn sau thoả thuận này, nhà khoa chính trị Nga Sergey Markov chỉ ra ba lý do chính cho sự chuyển giao trên:

Thứ nhất, có sự xa cách với Nga: Armenia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Nga bằng cách thay thế các nguồn cung cấp quân sự truyền thống. Vì Nga là nhà cung cấp hệ thống vũ khí chính cho Armenia trong nhiều năm, Armenia thay thế các nguồn cung cấp quân sự của Nga bằng các nguồn cung cấp như vậy để ít phụ thuộc hơn vào Nga, để có nhiều tự do hơn để "tách mình khỏi Nga". 

Thứ hai, áp lực từ phương Tây: Mỹ và Liên minh châu Âu đang gây sức ép buộc Hy Lạp chuyển giao tên lửa S-300 cho Ukraine để đối phó với Nga. Tuy nhiên, Hy Lạp đã chọn giải pháp gián tiếp bằng cách chuyển cho Armenia.

Thứ ba, thành lập liên địa chính trị mới: Một liên minh mới đang hình thành giữa Pháp, Hy Lạp, Armenia và Ấn Độ, được xây dựng trên nền tảng đối đầu chung với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. 

Các số liệu cụ thể cho thấy mối quan hệ quân sự này đang phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, năm 2022, Armenia và Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá 250 triệu đô la Mỹ. Theo thỏa thuận này, Armenia đã mua các bệ phóng tên lửa đa nòng Pinaka, radar Swathi và nhiều công nghệ quân sự khác.

Nhà phân tích chính trị quân sự Ramil Mammadli trong một cuộc phỏng vấn với cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan lưu ý rằng Armenia đang tích cực làm việc để hiện đại hóa các hệ thống phòng không của mình. Việc chuyển giao S-300 từ Hy Lạp sang Armenia không chỉ là một giao dịch vũ khí đơn thuần. Đó là một phần trong bức tranh phức tạp của các mối quan hệ địa chính trị đang không ngừng thay đổi. Các quốc gia đang điều chỉnh liên minh và chiến lược để bảo vệ lợi ích của mình.

Sự đối đầu giữa các quốc gia trong liên minh mới này có gốc rễ sâu xa trong lịch sử. Hy Lạp có mối quan hệ đối đầu lâu dài với Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài hàng thế kỷ. Pháp được cho là có thái độ không tốt với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Ấn Độ thì đang có mối quan hệ căng thẳng với Pakistan - đồng minh của Azerbaijan.

Tuy nhiên, một điểm then chốt là để thực hiện giao dịch, Armenia vẫn cần sự chấp thuận của Nga. Các khía cạnh kỹ thuật như sửa chữa và bảo dưỡng vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Chuyên gia Mammadli lưu ý thêm rằng tin tức liên quan đến việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ Hy Lạp là tương đối mới. Ông nói: “Một khía cạnh đáng chú ý là việc Armenia mua các hệ thống phòng không do Nga sản xuất thời Liên Xô, nhưng thông qua Hy Lạp chứ không phải trực tiếp từ Nga. Vì các hệ thống này do Nga sản xuất, nên việc Armenia mua từ Hy Lạp cho thấy mối quan hệ quân sự và kỹ thuật căng thẳng giữa Armenia và Nga. Nga không tham gia vào việc nâng cấp các hệ thống phòng không của Armenia, khiến Armenia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua chúng từ Hy Lạp". 

Theo chuyên gia trên, các khía cạnh kỹ thuật - chẳng hạn như sửa chữa và bảo dưỡng lớn - vẫn cần có sự chấp thuận của Nga. Do đó, Armenia, bằng cách mua các hệ thống này, vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo News.az)
Ukraine hợp tác với các đối tác để tạo ra hệ thống thay thế S-300
Ukraine hợp tác với các đối tác để tạo ra hệ thống thay thế S-300

Việc Ukraine hợp tác với các đối tác quốc tế để phát triển thiết bị thay thế cho hệ thống tên lửa S-300 và tăng cường sản xuất vũ khí trong nước là những bước đi quan trọng trong việc củng cố năng lực quốc phòng và đáp ứng các thách thức trong cuộc chiến hiện tại. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN