Thứ hai, Mỹ chưa có lập trường rõ ràng về cuộc khủng hoảng. Theo ông Said al Shahhabi, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể có những tuyên bố khác nhau, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ giữ lập trường trung lập.
Ngoài ra, ở Qatar có lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Saudi Arabia sẽ không gây xung đột với một thành viên NATO bởi vì khả năng Mỹ lên tiếng bảo vệ đồng minh là rất cao.
"Nước Mỹ hiện nay đang đứng trước những chia rẽ nội bộ, kể cả về chính sách đối ngoại. Người Mỹ cho rằng ông Donald Trump thường phát biểu thiếu cân nhắc, điều không phù hợp với các nguyên tắc ngoại giao. Họ cho rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson là nhân vật mạnh mẽ hơn, người đang xây dựng chính sách đối ngoại của nước này”, nhà phân tích chính trị Bahrain nói. Ông al Shahhabi nói thêm rằng lợi ích cạnh tranh của Anh và Mỹ trong khu vực cũng cần được cân nhắc.
“Saudi Arabia hiểu rõ rằng ưu thế chính trị và quân sự lúc này không đứng về phía họ. Tôi nghĩ là một cuộc xung đột quân sự sẽ không xảy ra, tuy nhiên ngoại lệ có thể xảy ra nếu có sự thay đổi đột ngột bối cảnh trong khu vực, chẳng hạn như nội chiến ở Yemen kết thúc", ông al Shahhabi kết luận.
Ngày 5/6 vừa qua, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đã áp đặt lệnh
tẩy chay Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ các chiến binh Hồi giáo - và sau đó đưa ra một tối hậu thư, bao gồm yêu cầu đóng cửa một căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Doha, đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera và cũng như việc kiềm chế quan hệ với Iran, đồng thời đặt ra hạn chót để Doha tuân thủ là 10 ngày (tức là sẽ kết thúc ngày 2/7 tới). Qatar phủ nhận cáo buộc chống lại họ và cho rằng các yêu cầu nhằm mục đích hạn chế chủ quyền của nước này.