Vì sao không thể can thiệp quân sự vào Syria?

Những ngày gần đây, có dư luận cho rằng để giải quyết tận gốc vấn đề người tị nạn cần phải can thiệp quân sự vào Syria; để cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) được hiệu quả cần phải sử dụng thêm cả bộ binh.


Khói bốc lên tại căn cứ quân đội của lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad sau khi xảy ra đụng độ với các tay súng Hồi giáo ở Damascus. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Dominique Moisi đăng trên nhật báo "Les Echos" (Pháp) số ra ngày 14/9 thì "không thể can thiệp quân sự vào Syria" bởi những lý do sau.


Trước hết, để hiểu được "tấn bi kịch Syria", ông Moisi trích dẫn lời của Stefan Zweig nói về khái niệm "lẫn lộn tình cảm". Can thiệp quân sự vào Syria không giải quyết được vấn đề người tị nạn - những người đã bỏ quê hương ra đi và cũng không có ý định trở về. Nếu như các cuộc không kích hiện tại chỉ có thể giúp chặn đà tiến của IS thì sự can thiệp bộ binh là điều chưa thể tính tới. Những quốc gia đang hô hào cho chiến lược này (nhằm biện minh cho việc từ chối mở cửa biên giới) là họ đang lừa dối dư luận và cũng là đang "tự dối mình". Thực tế cho thấy Mỹ sẽ không gửi quân can thiệp vào Syria cho dù những ứng viên đảng Cộng hòa đang trong chiến dịch vận động bầu cử sơ bộ cho chức ứng viên tranh cử tổng thống cũng đã đề cập đến. Do đó, nếu không có Mỹ sẽ không thể có một cuộc can thiệp quân sự trên b


Về phần Anh và Pháp - hai cường quốc quân sự duy nhất tại châu Âu, vốn dĩ vẫn còn truyền thống chủ nghĩa can thiệp - cũng sẽ không đi xa hơn ngoài việc chỉ có thể gửi các máy bay không người lái để tiêu diệt (có chọn lọc) các mục tiêu. Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo ở khu vực Nam Âu, mối bận tâm chính hiện nay của Ankara là sự leo thang bạo lực với người Kurd ngay trên chính lãnh thổ của mình.

Người di cư tại thị trấn Gevgelija sau khi qua biên giới Macedonia - Hy Lạp ngày 11/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhầm lẫn tiếp theo là về ngoại giao. Trong ngắn và trung hạn sẽ không có một giải pháp nào được đàm phán bởi Nga và Iran theo đuổi những mục tiêu của riêng họ. Những mục tiêu đó không và sẽ không bao giờ là của châu Âu. Moskva có ý định tận dụng sự không hồ hởi của Mỹ trong việc sử dụng vũ lực và sự chia rẽ của Liên minh châu Âu trong vấn đề người tị nạn. Về phương diện ngoại giao và chiến lược, điều này sẽ giúp Nga thu hồi những gì mà họ đang bị mất trên bình diện kinh tế. Trong khi đó, chính quyền Tehran lại có thái độ hai mặt - thể hiện tham vọng lớn trong khu vực để bù đắp cho việc có thái độ khiêm nhường trong hồ sơ hạt nhân vừa đạt được với Nhóm P5+1.


Sự lẫn lộn nữa là về nền tảng văn hóa. Nhóm thánh chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan Daesh được sản sinh từ sự giao thoa giữa cảm giác bị sỉ nhục của thế giới Hồi giáo-Arập và cảm giác tuyệt vọng của những sĩ quan theo hệ phái Sunni - hạt nhân chính của quân đội Saddam Hussein. Họ đã bị sa thải ngay sau thất bại của nhà độc tài bởi chính sự bất cẩn, thiếu hiểu biết văn hóa của vị toàn quyền Mỹ.


Cần phải có một sự rõ ràng về vấn đề người tị nạn Syria: trên bình diện quân sự cần gia tăng không kích nhằm vào quân thánh chiến ngay trên lãnh thổ Syria và Iraq; về mặt nhân đạo - gửi thêm người và phương tiện hỗ trợ cho các trại tị nạn đang bùng phát tại biên giới Syria và Iraq và cuối cùng là tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và hội nhập người tị nạn ngay trên lãnh thổ của châu Âu.


Như đã đề cập ở trên, đề tài người tị nạn tràn ngập các trang báo của Pháp. "Người tị nạn: châu Âu bị chia rẽ" là tít lớn được đăng trên trang nhất tờ nhật báo thiên tả "Libération". Dòng người tị nạn đổ vào châu Âu không những làm lộ rõ sự chia rẽ Đông-Tây, mà nó còn phơi bày cả sự đối lập ngay trong lòng mỗi nước, giờ không biết phải làm thế nào để đối phó với khủng hoảng. Theo báo này, sự chia rẽ hiển nhiên nhất là giữa các quốc gia thuộc khối "cựu" xã hội chủ nghĩa (gia nhập vào Liên minh châu Âu khoảng từ năm 2004-2007) với các nước phương Tây - những thành viên sáng lập EU.


Từ London, Paris, Berlin và Madrid, hàng nghìn người xuống đường kêu gọi trợ giúp người tị nạn hồi cuối tuần qua. Cùng lúc đó, tại Praha và nhất là tại Warsaw, người biểu tình thân phe cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc lại gọi người tị nạn là "thành phần khủng bố".


Trong khi đó, tờ nhật báo công giáo "La Croix" đăng trên trang nhất bài viết: "Người tị nạn, một thách thức cho châu Âu". Vậy châu Âu phải làm gì? Theo tờ báo, "các bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp của 28 nước thành viên nhóm họp tại Bruxelles (Bỉ) để thảo luận về việc kiểm soát đường biên giới của EU và quản lý dòng người nhập cư và tị nạn...


Lãnh đạo châu Âu, dưới sự hỗ trợ của các chính quyền Paris, Berlin, Roma muốn thiết lập một hệ thống hạn ngạch, giúp phân bổ một cách cân đối nỗ lực của từng nước thành viên. Chỉ riêng 5 nước: Anh, Pháp, Đức, Italy và Thụy Điển cũng đã nhận 75% số người xin tị nạn.


Tuy nhiên, một số nước khác như Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia và Hungary lại lên tiếng phản đối giải pháp như vậy, bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi một sự đoàn kết lớn nhất tại châu Âu, nhất là từ Đức - quốc gia vốn dĩ đã bị quá tải bởi làn sóng người tị nạn. Cuối cùng, "La Croix" lưu ý rằng "không phải việc núp đằng sau biên giới mà chúng ta có thể đối mặt được với trách nhiệm lịch sử này".


Sự quá tải đó buộc Đức tạm phải gác lại một bên một trong những giá trị lớn của Liên minh châu Âu: sự tự do lưu thông. Tờ "Le Figaro" đã đăng bài viết với tiêu đề: "Nước Đức tái lập kiểm soát ở biên giới". Cụ thể, Berlin quyết định đóng cửa tạm thời đường biên giới với Áo và tạm ngừng tuyến lưu thông đường sắt - biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra vào chiều tối ngày 13/9 để đối phó với dòng người tị nạn lớn chưa từng có. Báo này cho rằng: "quyết định đưa ra thông báo trên ngay trước thềm cuộc họp các Bộ trưởng Nội vụ châu Âu cho thấy Berlin đang gia tăng áp lực". Quyết định này của Đức nhấn mạnh đến "tính khẩn cấp" của kế hoạch mà Ủy ban châu Âu đã đề ra trong khi có nhiều nước khác như Slovakia hay Hungary cho đến nay vẫn kiên quyết phản đối.


TTK
Mỹ: Nga triển khai xe tăng ở sân bay Syria
Mỹ: Nga triển khai xe tăng ở sân bay Syria

Ngày 14/9, hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết Nga đã đóng khoảng 7 xe tăng tại một sân bay ở Syria, nơi Moskva đang liên tục tăng cường hàng rào phòng thủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN