Ukraine từ chối đàm phán với Nga dù sự hỗ trợ từ phương Tây nguy cơ suy giảm

Bất chấp rủi ro về một chính phủ thân thiện với Nga hình thành ở Italy và giảm sự hỗ trợ từ Mỹ, Kiev tỏ ra không mặn mà với các cuộc đàm phán hòa bình.

Chú thích ảnh
Xe tăng của quân đội Ukraine. Ảnh: BY-SA

Theo Responsible Statecraft, tạp chí trực tuyến của Viện Quincy, một tổ chức tư vấn tại Mỹ mới đây, sau nhiều tháng bất ổn chính trị, Italy đang tiến tới một bước ngoặt. Như cựu Đại sứ Mỹ Kathleen Doherty dự báo trên tờ Chính sách Đối ngoại Mỹ (Foreign Policy), cuộc bầu cử sớm được tổ chức vào tháng tới có thể sẽ đưa một liên minh cánh hữu lên nắm quyền và hai trong ba đảng trong liên minh đó do các chính trị gia thân thiện với Nga lãnh đạo.

Bà Doherty cho rằng đây là lý do mà các quan chức Ukraine lo ngại: "Xét cho cùng, Italy đã cung cấp thiết bị quân sự đáng kể cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra với Nga, tổ chức 6 cơ sở quân sự của Mỹ trong đó có Hạm đội 6, là lực lượng đóng góp quân số lớn thứ hai cho các nhiệm vụ ngoài khu vực của NATO, tham gia sản xuất máy bay chiến đấu F -35, và là một nhân tố an ninh quan trọng ở phía Đông và Nam Địa Trung Hải”.

Nhưng có lẽ chi tiết quan trọng nhất cần được lưu ý: Ngay cả trong tháng 4, khi động lực chiến đấu của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga vẫn ở mức cao, chỉ có gần 1/3 người Italy ủng hộ việc gửi vũ khí tới Ukraine. Nói cách khác, một trong những quốc gia chịu trách nhiệm lớn nhất cho thành công quân sự của Kiev cho đến nay có một bộ phận công chúng rất nghi ngờ việc gửi viện trợ sát thương để giúp nước này chống Moskva.

Xa hơn về phía Tây, bức tranh ảm đạm không kém liên quan đến Ukraine, theo nhận định của nhà báo, chuyên gia bình luận Colm Quinn của tờ Chính sách Đối ngoại. Gần đây đã xuất hiện một số báo cáo gây tranh cãi từ các tổ chức hàng đầu của phương Tây chỉ trích Ukraine dàn dựng các cuộc tấn công quân sự ở các thành phố và có thể làm "thất lạc" các vũ khí được phương Tây viện trợ.

Theo ông Quinn, những báo cáo này "nêu bật thách thức mà Chính phủ Ukraine phải đối mặt trong việc đưa ra lời giải thích để duy trì sự ủng hộ từ các nước phương Tây".

Và tất nhiên, cử tri Mỹ cũng nghi ngờ nhiều hơn về sự viện trợ cho Ukraine so với với giới tinh hoa chính sách đối ngoại ở Washington. Theo số liệu của Morning Consult, công ty đã theo dõi quan điểm của cử tri Mỹ về cuộc xung đột Nga - Ukraine kể từ tháng 2 năm nay, sự hỗ trợ và ủng hộ đã ở mức thấp nhất trong tuần này ở 2 lĩnh vực: Chỉ 17% cử tri Mỹ ủng hộ việc gửi thêm quân Mỹ đến Đông Âu để giúp kiềm chế xung đột và 42% số người được hỏi nói rằng Mỹ “có trách nhiệm phòng thủ và bảo vệ Ukraine trước Nga”.

Thêm vào đó một thực tế là các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ - có thể chuyển giao quyền lực cho đảng Cộng hòa với sự dè dặt về việc gửi vũ khí đến Kiev - đang đến gần và có vẻ như mặt trận thống nhất của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột có thể sớm xuất hiện sự chia rẽ.

Tuần trước, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Zelensky, Mykhailo Podolyak nhắc lại việc Kiev phản đối các cuộc đàm phán với Nga, cho rằng "Moskva sẽ chỉ sử dụng lệnh ngừng bắn ngoại giao để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới". 

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Responsiblestatecraft.org)
4 loại vũ khí và chiến thuật đang trở nên lạc hậu trong cuộc xung đột ở Ukraine
4 loại vũ khí và chiến thuật đang trở nên lạc hậu trong cuộc xung đột ở Ukraine

Xung đột với Nga đang khiến Ukraine ngày càng phụ thuộc vào vũ khí do các nước thành viên NATO viện trợ. Nhiều vũ khí đã được sử dụng từ rất lâu và xung đột ở Ukraine có thể là lần cuối cùng chúng được vận hành.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN