Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây

Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược.

Chú thích ảnh
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT

Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có phản ứng gay gắt trong NATO. Trên thực tế, phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan là do sự thay đổi trong chính sách của phương Tây đối với Ankara. 

Tuyên bố của Tổng thống Erdogan rất cứng rắn. Ông đổ lỗi cho một số quốc gia đã rút hệ thống phòng không của họ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và viện trợ vũ khí miễn phí cho "những kẻ khủng bố", ám chỉ đến Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và lực lượng ủy nhiệm Syria. Ông Erdogan cũng nêu ra danh sách các vấn đề vướng mắc trong mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và châu Âu.

Theo Tổng thống Erdogan, trong khi công dân Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn trong việc xin thị thực vào Mỹ và EU, thì "những kẻ khủng bố" lại dễ dàng xin tị nạn ở Mỹ và EU, đồng thời nêu rõ sự hiểu lầm về quan điểm của Ankara trong cuộc chiến Karabakh năm 2020, cũng như các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya.

Nezavisimaya Gazeta cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gần như đã ra "tối hậu thư" cho các đồng minh NATO, bằng cách khẳng định không thể áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Ankara cũng như không thiên vị trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Do đó, cho đến khi có bất kỳ hành động cụ thể nào được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ quyền phủ quyết đối với việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.

Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) Viktor Nadein-Raevsky nhận định với Nezavisimaya Gazeta rằng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói chung không chỉ có một mục tiêu khi đưa ra các điều kiện.

"Điều quan trọng nhất đối với ông Erdogan trong trường hợp này là thể hiện vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế. Qua đó, ông Erdogan muốn xác lập vị thế của nước này như một cường quốc thế giới", chuyên gia Raevsky nói.

Về phần mình, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Amur Gadzhiev cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhắc nhở khối quân sự do Mỹ đứng đầu rằng ngành công nghiệp quốc phòng của họ hiện đang bị trừng phạt và họ cũng đang tìm cách quay trở lại chương trình F-35, vì vậy dường như không có cơ sở cho các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ với Thụy Điển và Phần Lan.

Tuy nhiên, lập trường của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể không ổn định trước áp lực hiện nay, theo Nezavisimaya Gazeta. Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang diễn ra trong bối cảnh ông Erdogan phải đối mặt với những thách thức ở trong nước. Điều này có thể khiến Tổng thống Erdogan rút lại quyền phủ quyết của ông đối với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.

Công Thuận/Báo Tin tức
Nguyên nhân sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Nguyên nhân sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN