Nỗ lực tăng cường ngoại giao với các nước Trung Đông của Tổng thống Nga

Tổng thống Nga muốn tạo ra một liên minh chính trị giữa Nga, Iran và Saudi Arabia.

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Raisi (trái) trong cuộc gặp tại Moskva. Ảnh: Bloomberg

Theo chuyên gia Raghida Dergham, người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Viện Beirut (Liban), ngay sau chuyến thăm Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, Tổng thống Vladimir Putin đã tiếp đón Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Moskva. Ở đó, ông Putin đã kêu gọi người đồng cấp Iran không "đóng cánh cửa" cho những nỗ lực đạt được thỏa thuận về Gaza. Ông Raisi đã đồng ý với yêu cầu của nhà lãnh đạo Nga, đánh dấu một bước phát triển đáng kể.

Tuy nhiên, khi ông Putin kêu gọi Tổng thống Raisi giảm hỗ trợ các nhóm ủy nhiệm trong khu vực, câu trả lời của ông Raisi là điều này phụ thuộc vào hành động của Israel, đặc biệt là liên quan đến Liban.

Tổng thống Raisi đã nói với ông Putin rằng nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công lớn vào Hezbollah ở Liban, Iran sẽ không bị động. Nhưng ông Raisi cũng đảm bảo với Tổng thống Putin rằng Iran sẽ không kích động Hezbollah thực hiện những hành động có thể khiến Israel trả đũa.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga cũng muốn ông Raisi ủng hộ những nỗ lực của Moskva nhằm hòa giải tốt hơn giữa Saudi Arabia và Iran. Tổng thống Putin cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với lãnh đạo Saudi Arabia. 

Chuyên gia Dergham cho rằng Tổng thống Nga muốn tạo ra một liên minh chính trị giữa Moskva, Tehran và Riyadh, biến Riyadh thành đối tác của các bên tham gia thay vì đối thủ. Tuy nhiên, điều này có thể không phù hợp với các ưu tiên của Saudi Arabia.

Trong số các ưu tiên của Saudi Arabia, có mong muốn Nga thuyết phục Iran kiềm chế các hoạt động gây bất ổn của lực lượng Houthi khi nhóm này khiêu khích Mỹ ở các vùng biển xung quanh, gây ảnh hưởng đến an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Riyadh cũng kêu gọi Washington kiên nhẫn và kiềm chế trả đũa.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga đảm bảo với Tổng thống Iran rằng Moskva tiếp tục hiện diện ở Syria nhưng nói rõ rằng trách nhiệm chính thuộc về Tehran trong việc đảm bảo lợi ích chung ở đó. Nga cam kết cung cấp cho Iran mọi hỗ trợ quân sự.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo thenationalnews.com)
Lý do Nga sẽ không chấp nhận thỏa thuận 'Minsk 3.0' về Ukraine
Lý do Nga sẽ không chấp nhận thỏa thuận 'Minsk 3.0' về Ukraine

Chiến lược gia người Nga cho rằng: Nga không sợ Ukraine như chính Ukraine, Nga sợ Ukraine trở thành bức tường thành của phương Tây ở biên giới Nga. Vì vậy, họ phải đảm bảo phương Tây sẽ không thể sử dụng Ukraine như một công cụ, như một bức tường thành chống lại Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN