Hàn Quốc có đang đánh cược với ‘ngoại giao Thế vận hội’?

Thể thao thường được coi là một phương thức điều chỉnh cân bằng, song trong trường hợp căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, liệu nó có thể trở thành phương thức “chữa lành” mối quan hệ liên Triều?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu mừng năm mới trên truyền hình. Ảnh: CNN

Bán đảo Triều Tiên đầu năm nay đã được chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực cho thấy cơ hội nối lại hòa bình giữa hai miền Nam – Bắc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un “hạ giọng”, đề nghị đối thoại hai bên tại Pyeongchang, thậm chí phía Bình Nhưỡng còn chủ động liên lạc với Seoul sau hai năm im lặng, ra lệnh mở lại đường dây nóng.

Ngay lập tức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chớp lấy cơ hội. Ông bày tỏ trước các thành viên Nội các, hoan nghênh sự sẵn lòng từ phía người đồng cấp Kim Jong-un tham gia vào cuộc đối thoại trực tiếp. Tổng thống Moon tìm cách thiết lập một cuộc gặp sớm vào tuần sau để các vận động viên Triều Tiên tham gia tranh đấu trong Thế vận hội.

Chưa có bất kỳ lời nào tiết lộ về kế hoạch hay ai sẽ tham gia hai phái đoàn. Tuy nhiên, điều đó không quá quan trọng. Họ sẽ không đàm phán thẳng vào vấn đề hạt nhân của Triều Tiên tại cuộc gặp bất ngờ này. Nhiều khả năng hơn, họ sẽ thảo luận về những sự kiện thể thao cụ thể mà Triều Tiên muốn vận động viên tham gia, điều kiện thi đấu và vấn đề đảm bảo an ninh. Hiện tại Triều Tiên chỉ có hai vận động viên đủ điều kiện tham gia thi đấu cho đợt Thế vận hội lần này, là cặp vận động viên trượt băng Ryom Tae-ok và Kim Ju-sik.

Các chuyên gia nhận định mặc dù thể thao có thể là chủ đề của cuộc nói chuyện song bản thân cuộc đối thoại trực tiếp lần này đã mang dấu hiệu tích cực. Từ năm 2015, Hàn Quốc và Triều Tiên chưa từng tổ chức bất kỳ cuộc đối thoại chính thức nào. Trước sự chủ động từ phía Triều Tiên, Tổng thống Moon nhận thức rõ Thế vận hội Mùa đông là cơ hội “cải thiện cho quan hệ hai nước và thiết lập hòa bình”.

Dù hơi cường điệu, song Tổng thống Moon không phải không có lý. Ít nhất hai bên có thể ngồi xuống, trao đổi, và có thể thậm chí nuôi dưỡng một hay hai mối quan hệ cá nhân. Có cơ hội họ sẽ thảo luận thêm nhiều vấn đề về biên giới. Nó là một sự khởi đầu và tính đến thời điểm hiện tại, đó là một tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng Tổng thống Moon có thể đã sớm vui mừng. Theo nhà báo Donald Kirk – tác giả của 3 cuốn sách và viết rất nhiều bài báo về Triều Tiên – nhận định trên tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), khoảng thời gian mà phía Bình Nhưỡng lựa chọn đàm phán tại Thế vận hội Mùa đông là không thể tốt hơn. Với việc ám chỉ sẽ gửi tới một phái đoàn, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tận dụng niềm khao khát của Tổng thống Hàn Quốc biến Thế vận hội thành cơ hội hòa giải.

Tuy nhiên, theo ông Kirk, chắc chắn một điều ông Kim sẽ đưa ra những điều kiện “mặc cả” khó khăn. Hoặc chí ít, ông ấy có thể yêu cầu Mỹ-Hàn hoãn lại các cuộc tập trận thường niên.

Một bộ phận người Hàn Quốc lo sợ nếu như Mỹ-Hàn vẫn tiếp tục trò chơi chiến tranh, thì Triều Tiên không những từ chối tham gia Thế vận hội mà còn tiếp tục thử tên lửa, có lẽ bao gồm cả vụ thử hạt nhân lần thứ 7.

Theo chuyên gia bình luận Kirk, Tổng thống Moon cần phải cân nhắc hành động khi ông cho thấy mình sẵn lòng làm mọi thứ để biến Thế vận hội Pyeongchang trở thành một bước đệm trong nỗ lực mang lại hòa bình cho người dân hai nước.
 
Hồng Hạnh/Báo Tin tức
‘Sói đơn độc’ ủng hộ IS thản nhiên chụp ảnh giữa đường ở New York
‘Sói đơn độc’ ủng hộ IS thản nhiên chụp ảnh giữa đường ở New York

Một người đàn ông dùng bịt mặt có biểu tượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chụp ảnh selfie ngay bên ngoài Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York (Mỹ) rồi đăng lên internet với chú thích: “Chúng tôi đang ở nhà của các người”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN