Giải pháp nào cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông?

Khi tình hình nguy hiểm buộc chúng ta phải bắt tay ngay vào ngoại giao đa phương và dưới đây là những con đường hướng tới việc giải quyết xung đột Israel - Hamas.

Chú thích ảnh
Chuyển một em nhỏ bị thương sau loạt không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 17/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Theo bình luận của ông Nabil Fahmy, cựu Ngoại trưởng Ai Cập trên tờ The National (UAE) mới đây, cuộc chiếm đóng kéo dài nhất trong lịch sử, liên quan đến người Israel và người Arab, đặc biệt là người Palestine, đầy rẫy những xung đột và đối đầu bạo lực. Phần lớn trong số này, bao gồm cả những tổn thất về dân sự, đều là người Palestine phải gánh chịu. 

Vào ngày 7/10, lực lượng Hamas ở Dải Gaza đã tiến hành một chiến dịch quân sự phức tạp và chưa từng có nhằm vào hơn 20 mục tiêu quân sự và an ninh cũng như một số mục tiêu dân sự ở Israel. Vụ tấn công khiến hơn 1.300 người Israel thiệt mạng và Hamas bắt giữ hơn 130 nhân viên quân sự và an ninh Israel cũng như một số dân thường làm con tin, trong đó có cả người nước ngoài.

Israel đáp trả nhanh chóng bằng các cuộc không kích vào Gaza khiến hơn 3700 người Palestine thiệt mạng và hơn một triệu cư dân phải di tản. Israel cũng áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện ở Gaza, ngăn chặn việc vận chuyển thực phẩm, nước uống, thuốc men và nhiên liệu cũng như cắt điện. Israel cũng kêu gọi người dân Gaza vượt qua biên giới Ai Cập vào Sinai và sau đó đến miền Nam Gaza để tránh một cuộc tấn công dữ dội trên bộ mà họ cảnh báo sẽ ở mức khốc hơn bất cứ điều gì họ đã làm trước đó. 

Đã có nhiều phân tích về cuộc tấn công của Hamas và phản ứng của Israel, nhưng theo ông Fahmy, rõ ràng sự chiếm đóng kéo dài gây ra sự tức giận và phản kháng. Gắn liền với đó, việc hoàn toàn không có tiến trình hòa bình càng làm trầm trọng thêm cảm giác thất vọng.

Hiện tại, môi trường chính trị tổng thể không tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hòa bình mang tính xây dựng thông qua ngoại giao. Nhưng tình hình thảm khốc và nguy hiểm đang diễn ra buộc chúng ta phải bắt tay ngay vào chính sách ngoại giao đa phương, có mục tiêu và với quyết tâm lớn. Không nỗ lực chấm dứt bạo lực sẽ là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

Do đó, con đường đầu tiên phải là thông qua ngoại giao để thiết lập lệnh ngừng bắn. Con đường này nên có sự tham gia của Mỹ, xét đến các mối quan hệ của nước này với Israel và với Ai Cập, do nước này nằm gần Gaza và các mối liên hệ đang diễn ra giữa các cơ quan an ninh của nước này và Hamas. 

Hướng đi khẩn cấp thứ hai là con đường nhân đạo, với mục tiêu chính là đảm bảo y tế và các dịch vụ cơ bản khác cho người dân ở Gaza. Hầu hết các hỗ trợ quốc tế này sẽ được cung cấp thông qua các hoạt động hậu cần vào Palestine từ khu vực El Arish ở phía Đông Bắc Sinai.

Do đó, Ai Cập nên đóng một vai trò cơ bản ở đây cùng với Liên hợp quốc, các tổ chức nhân đạo quốc tế và các nhà tài trợ tiềm năng, có thể là EU hoặc các nước Arab khác. Trong giai đoạn tiếp theo, tuyến đường này cũng sẽ đóng một vai trò trong quá trình tái thiết tất yếu của Gaza.

Con đường thứ 3 là giải pháp quản lý khủng hoảng với mục tiêu phát triển các cơ chế nhằm thiết lập các thỏa thuận an ninh và ổn định xung quanh Gaza mà không mở rộng sự hiện diện quân sự của Israel.

Con đường này không nhằm giải quyết cuộc xung đột cốt lõi giữa người Palestine và Israel, hay là mối quan hệ đối địch giữa Hamas và Israel, mà là để phát triển các cơ chế và thủ tục cho phép Israel rút khỏi Gaza. Con đường quản lý khủng hoảng ngoại giao cũng nên đảm nhận nhiệm vụ - trực tiếp hoặc gián tiếp - hướng tới việc trao đổi những người bị giam giữ.

Thứ tư, cần thiết lập một nghị quyết về Israel và Palestine. Một bước theo hướng này là người Palestine, với sự ủng hộ của những nước Arab khác, đệ trình một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tái khẳng định rằng hòa bình Palestine - Israel cần được thiết lập dựa trên các nghị quyết 242 và 338, thường được gọi là giải pháp hai nhà nước.

Điều này cũng có thể đi đôi với việc tái khẳng định nghị quyết năm 2002 của Liên đoàn Arab, trong đó quy định rằng tất cả các quốc gia thành viên sẽ mở cửa quan hệ bình thường với Israel nếu sự chiếm đóng của nước này chấm dứt. Thông điệp ở đây sẽ là sự sẵn sàng cho một nền hòa bình khu vực thậm chí còn rộng hơn, toàn diện hơn khi xung đột được giải quyết.

Đây sẽ là những bước đi hữu ích để tái khẳng định trên phạm vi quốc tế như một nền tảng cho những nỗ lực ngoại giao trong tương lai nhằm mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo thenationalnews.com)
​Các nước phương Tây ra tuyên bố chung về xung đột Hamas - Israel​
​Các nước phương Tây ra tuyên bố chung về xung đột Hamas - Israel​

Ngày 22/10, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy đã ra tuyên bố chung tái khẳng định quan điểm ủng hộ Israel cũng như quyền tự vệ của nước này, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế theo đó đặc biệt bảo vệ dân thường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN