Chiến thuật khủng bố mới

Mục “Quan điểm” của Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam mới đây đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Justin V. Hastings với nhận định: Kẻ tấn công trong vụ bắt cóc con tin ở Sydney (Australia) hồi tháng 12/2014 không phải là “con sói đơn độc”, mà đó là một kẻ nghiệp dư.

Các nhóm khủng bố quốc tế đang ngày càng khuyến khích xu hướng sử dụng những kẻ nghiệp dư như vậy bởi chính sự nghiệp dư đã giúp chúng tránh được những biện pháp chống khủng bố truyền thống.

Cảnh sát Australia tuần tra tại quận trung tâm thương mại ở Sydney.


Vụ bắt cóc con tin tại Sydney đã khiến đất nước Australia chấn động vì kẻ bắt cóc chỉ có một người, đó là Man Haron Monis và hắn đã bắt giữ con tin trong suốt 18 giờ ở quán café Lindt, khiến khu vực trung tâm Sydney bị tê liệt. Những vụ tấn công như vậy đang đại diện cho một xu hướng mới trong chủ nghĩa khủng bố.

Sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, nhiều nhà bình luận cho rằng kỷ nguyên mới của chủ nghĩa khủng bố đã đến, trong đó công nghệ toàn cầu hóa sẽ đưa chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia đến tận cửa nhà của từng người dân ở các nước phát triển.

Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Dù các nhóm khủng bố xuyên quốc gia đang duy trì mạng lưới hỗ trợ hậu cần và liên lạc cần thiết để lên kế hoạch và tấn công khủng bố dựa trên công nghệ toàn cầu hóa, song công nghệ này rất dễ bị phát hiện.

Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, và trước đó là al - Qaeda, trên thực tế đã bị ngăn chặn ở nhiều nước phát triển. Chính vì thế, chúng khuyến khích loại hình khủng bố mới, không cần sử dụng công nghệ toàn cầu hóa. Chỉ cần một hoặc đôi khi là hai đối tượng tiến hành tấn công với kế hoạch đơn giản nhằm vào một số mục tiêu.

Chúng thường là người cư trú tại chính quốc gia đó, hoặc ít nhất có thể dễ dàng xâm nhập quốc gia mục tiêu, và sử dụng vũ khí thô sơ như xe, dao, súng ngắn.

Các nhóm khủng bố giờ đây đang từ bỏ quyền ra lệnh và kiểm soát, cũng như khả năng kiểm soát hậu cần hay huấn luyện.

Những kẻ khủng bố thường là người cư trú tại chính quốc gia đó, hoặc ít nhất có thể dễ dàng xâm nhập quốc gia mục tiêu, và sử dụng vũ khí thô sơ như xe, dao, súng ngắn.

Do những kẻ tấn công thường không được huấn luyện chính quy, các vụ tấn công do đó không chuyên nghiệp, kế hoạch kém, và số lượng thương vong thấp. Tuy nhiên, xu hướng khủng bố này mang lại nhiều lợi ích:

Trước tiên, việc thiếu mệnh lệnh và sự kiểm soát đồng nghĩa với việc thông tin mà chính phủ thu thập được về các vụ tấn công là tương đối ít.

Thứ hai, việc thiếu hậu cần càng khiến chúng dễ dàng thực hiện tấn công hơn, và lực lượng an ninh của các nước khó có thể ngăn chặn trước. Những kẻ tấn công thường sử dụng các vật dụng thô sơ sẵn có nên chúng khó bị ngăn chặn và ít gây chú ý.

Thứ ba, bằng việc "chấp nhận" những kẻ tấn công không chuyên, các nhóm khủng bố giờ đây có thể tuyên truyền rằng Hồi giáo cực đoan đang hiện diện khắp nơi.

Các nhóm khủng bố - và cả những kẻ tấn công nghiệp dư - đều hiểu rằng chúng không nhất thiết phải gây ra những thiệt hại lớn, mà mục tiêu chính của chúng chỉ là gây hoang mang, lo sợ cho các nhà nước và xã hội mục tiêu.


TTK

Hiểm họa IS biến hình - Kỳ 1: 'Đứa con lai' khủng bố
Hiểm họa IS biến hình - Kỳ 1: 'Đứa con lai' khủng bố

Từ ngày ra đời, IS đã gây ra nhiều sóng gió tại Trung Đông. Và sự lớn mạnh của nhóm khủng bố này đặt ra câu hỏi: Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và đồng minh sẽ đi về đâu một khi IS thay đổi chiến thuật khủng bố.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN