Ai là thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình?

Theo "Báo Liên hợp Buổi sáng" số ra mới đây, ông Tập Cận Bình, một người khi còn ở địa phương không có tiếng vang cũng như thành tích chính trị to lớn gì, sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012, bỗng trở nên kiên quyết và có những hành động mạnh mẽ cả ở chính trường trong nước và trên lĩnh vực ngoại giao, thực sự khiến cho thế giới cảm thấy giật mình.

Trong vấn đề này, chúng ta thử tập trung vào một khía cạnh khác, qua những biểu hiện bề ngoài của ông Tập thử đoán xem thần tượng chính trị của ông là ai, hay nhân vật chính trị mà Tập Cận Bình thực sự khâm phục là người nào. Chúng ta đều biết sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có chuyến khảo sát ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, và đã dâng hoa lên tượng đồng Đặng Tiểu Bình ở đây. Vì điều này nhiều người cho rằng Tập Cận Bình muốn theo chân Đặng Tiểu Bình hoặc nói rằng Tập Cận Bình muốn trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai.

Xét từ phương diện thực hiện chính sách, kiểu phán đoán này về cơ bản không có vấn đề gì, song xét về khía cạch thần tượng chính trị, kiểu phán đoán này e rằng không được vững chắc. Thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình không phải là Đặng Tiểu Bình mà phải là cố lãnh tụ Mao Trạch Đông.

Một trong những căn cứ rõ ràng nhất đó là trước và sau Đại hội đảng lần thứ 18, Tập Cận Bình nhiều lần công khai trích dẫn những lời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau đó, không biết vì lý do gì, có lẽ bản thân tự cảm thấy không thích hợp, cũng có thể có người bên cạnh nhắc nhở, nên ngoài đặc biệt kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, mọi người ít thấy việc ông Tập Cận Bình dẫn lại lời của Mao Trạch Đông. Dẫn lại những lời nói của Mao Trạch Đông là vô ý, không dẫn lại những câu nói của Chủ tịch Mao lại là cố ý, đương nhiên ở đây sự vô ý thể hiện tính chân thật hơn là cố ý.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN.


Nếu nói những chứng cứ này chưa thuyết phục, có thể xem thêm một ví dụ sau. Nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Chương Lập Phàm để phân tích cấu trúc ý thức của ông Tập Cận Bình đã từng thống kê các số liệu trong cuốn "Chi Giang Tân Ngữ" do ông Tập viết khi còn làm Bí thư tỉnh Chiết Giang.

Kết quả cho thấy trong cuốn sách này, ông có viện dẫn lời của các nhân vật nổi tiếng như sau: Karl Mark 3 lần, Engel 1 lần, Lenin 1 lần, Mao Trạch Đông 12 lần, Đặng Tiểu Bình 6 lần, Lưu Thiếu Kỳ 1 lần, Chu Ân Lai không lần nào, Giang Trạch Dân 1 lần, Hồ Cẩm Đào 13 lần, Khổng Tử 2 lần... Trong số lượng số lần viện dẫn trên, chúng ta thấy rằng Tập Cận Bình rất coi trọng Mao Trạch Đông, số lần viện dẫn lời của Mao Trạch Đông chỉ đứng sau Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc khi đó. Song sự quan tâm đối với Mao Trạch Đông, động cơ vô cùng trong sáng, có thể nói đã phản ánh tấm lòng chân thật của Tập Cận Bình.

Với tư cách là một nhà chính trị, Mao Trạch Đông có hai đặc điểm lớn nhất đó là: một là tham vọng chính trị to lớn và một là ý chí chính trị ngoan cường. Tập Cận Bình coi Mao Trạch Đông như một thần tượng chính trị, tất nhiên sẽ có tham vọng và ý chí chính trị của riêng mình. Tham vọng chính trị đặc trưng của Tập Cận Bình có thể nhận ra khá rõ trong lần nói chuyến với báo giới khi còn làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến.

Ví dụ ông nói về việc năm 1982 đã rời Bắc Kinh đến làm phó Bí thư huyện Trịnh Đình, tỉnh Hà Bắc. "Tại thời điểm đó, thực sự có rất nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Khi đó người từ Bắc Kinh ra đi trên thực tế chính là Lưu Nguyên và tôi. Đằng sau sự lựa chọn phi thường là một sự theo đuổi phi thường, đó là quy luật sắt. Tuyệt đối không thể để vì một chút khó khăn của lịch sử để lại mà không dám làm gì". Những lời nói này của Tập Cận Bình đã cho thấy tham vọng chính trị to lớn cũng như ông đã có sự tính toán của riêng mình.

Ý chí chính trị đặc biệt của Tập Cận Bình chủ yếu biểu hiện ở thái độ kiên quyết khi thực hiện kế hoạch và sách lược trị quốc, nói đơn giản chính là "Một giấc mộng thống lĩnh, tam lập nhất thể". "Một giấc mộng" chính là khi ông lên nắm quyền chưa lâu đã thực hiện "giấc mộng chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại", giấc mộng này bề ngoài thể hiện mong muốn của toàn thể người dân song đó chính là giấc mộng trong lòng của bản thân Tập Cận Bình, chỉ có điều ông không thể nói cụ thể ra như vậy. "Tam lập nhất thể" chính là tiến hành cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và chỉnh đốn đảng nghiêm khắc toàn diện.

Tổng thống Nga Putin từng nói cho tôi 20 năm, tôi sẽ mang cho các bạn một nước Nga hùng mạnh. Lịch sử cho Tập Cận Bình cơ hội không phải 20 năm mà chỉ là 10 năm. Trong thời gian có hạn 10 năm này, rốt cục Tập Cận Bình sẽ làm được những gì hiện giờ chúng ta còn chưa biết.

Điều chúng ta có thể biết là lịch sử đánh giá một chính trị gia không phải bằng cách xem ông ta đã từng ở địa vị nào, cũng không phải ông ta ngồi địa vị cao đó được bao lâu, mà đơn giản chỉ là ông ta đã làm được những việc thiết thực gì cho đất nước và người dân. Vì vậy, cần phải có thời gian để đánh giá về những gì mà Tập Cận Bình đã và sẽ làm trong những năm tới trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của quốc gia có dân số đông nhất thế giới.


TTK

Thuyết '4 toàn diện' của ông Tập Cận Bình
Thuyết '4 toàn diện' của ông Tập Cận Bình

Trong bối cảnh Bắc Kinh bắt đầu thúc đẩy thuyết chính trị “4 toàn diện” của Chủ tịch Tập Cận Bình mà truyền thông nước này trước đó đã quảng bá rầm rộ, giới chuyên gia nhận định thực chất đây chỉ là bình mới, rượu cũ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN