6 yếu tố quyết định tương lai mối quan hệ Nga -Mỹ

Mối quan hệ Mỹ - Nga là khá “bối rối” bởi vì "không ai biết mình phải nói gì", "Moskva và Washington đang ở trong trạng thái Chiến tranh Lạnh về tinh thần và tình trạng này có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài".

Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St Petersburg vừa qua, một hội nghị bàn tròn đã được tổ chức với sự tham gia đông đảo của các học giả nhằm phân tích những yếu tố quan trọng đang tác động đến tương lai của mối quan hệ Nga – Mỹ. Các cuộc thảo luận đã tập trung vào nỗ lực của Nga nhằm vẽ lại bản đồ địa chính trị và sửa đổi hệ thống hiện tại của quan hệ quốc tế. Các diễn giả đã lưu ý về các xu hướng đang thay đổi trong mối quan hệ Nga – Mỹ, trong đó có khả năng xuất hiện về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và những tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt đối với Moskva.

Bất chấp những vấn đề còn tồn tại gần đây, các chuyên gia kết luận rằng “đây chưa phải là thời điểm đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ giữa Moskva và Washington".


Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia như: Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chính sách đối ngoại và Quốc phòng (Nga); Benjamin Pauker, Biên tập viên của Tạp chí Chính sách đối ngoại (Mỹ); Dmitry Polikanov, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga và các chuyên gia, nhà báo, các học giả nghiên cứu cùng một số quan chức khác. Dưới đây là một số đánh giá được rút ra từ sự kiện trên:

1. Không đánh giá thấp quá trình hội nhập khu vực


Các biện pháp trừng phạt của phương Tây do Mỹ dẫn đầu đối với Nga liên quan đến việc sáp nhập Crimea có nhiều khả năng dẫn đến một tình huống mà thế giới trở nên ít gắn kết với nhau hơn và khái niệm về sự quản trị toàn cầu sẽ mất giá trị của nó. Mặt khác, tiến trình hội nhập khu vực sẽ được thúc đẩy trong tình huống này.

Quan điểm này có vẻ hợp lý khi mà Nga, Belarus và Kazakhstan đã ký kết hiệp ước thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu vào ngày 29/5 vừa qua. Nó sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2015 và dự kiến sẽ sẽ thách thức sức mạnh kinh tế của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, đồng thời làm giảm áp lực từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga.

2. Các thị trường tự do không có nghĩa là tự do cho tất cả

Rõ ràng là bất kỳ quy tắc thị trường nào đều có thể bị chi phối bởi một quyết định chính trị. Điều này sẽ dẫn đến việc niềm tin và độ tin cậy đối với các thể chế quốc tế như WTO sẽ giảm đi.

"Mỹ đã cho thấy rằng trong trường hợp khẩn cấp, bất kỳ quy tắc thị trường cũng có thể bị tác động bởi một quyết định chính trị. Tôi cho rằng sức mạnh này ảnh hưởng khá lớn không chỉ trong mối quan hệ Mỹ -Nga mà còn trên thị trường toàn cầu”, ông Fyodor Lukyanov nói.

3. Các nhà lãnh đạo của Mỹ và Nga cần phải hiểu nhau

Andrey Laptev, Trưởng phòng Chiến lược Kinh doanh của Severstal, một công khai thác mỏ và thép của Nga, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong kinh doanh với các công ty Mỹ: "Hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ là đơn vị hợp tác tốt nhất của Severstal. Ở cấp độ công việc - tôi đã làm việc với các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi trong 10 năm nay - mối quan hệ này luôn luôn là tuyệt vời. Chúng tôi hiểu nhau; không phân biệt văn hóa, thậm chí còn tốt hơn so với một số đối tác châu Âu của chúng tôi".

"Chúng ta đang dính vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng vấn đề trầm trọng là hai bên đang đổ lỗi cho nhau, thay vì làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng và giúp Ukraine”, ông Laptev kết luận.

4. Sẽ tồi tệ hơn nếu hai bên không ngồi vào bàn đàm phán


Như ông Lukyanov lưu ý, mối quan hệ Mỹ - Nga là khá “bối rối” bởi vì "không ai biết mình phải nói gì" và "Moskva cùng Washington đang ở trong trạng thái Chiến tranh Lạnh về tinh thần và tình trạng này sẽ diễn ra trong một thời gian dài".

Ông Benjamin Pauker.


Trong khi đó, Benjamin Pauker cho rằng tình hình chính trị trong nước Mỹ hiện nay cho thấy khó có thể mong đợi về một hy vọng nhằm cải thiện quan hệ Mỹ-Nga. "Tổng thống Obama không có hậu thuẫn chính trị để làm điều đó. Tôi nghĩ rằng về cơ bản những gì mà Mỹ muốn là tình hình nguyên trạng này sẽ tiếp tục. Đó là một sự quan ngại lớn trong một thế giới mà quyền lực chính trị thay đổi. Tôi không nghĩ rằng chính quyền Mỹ biết mình phải làm gì”, Pauker nói.

Đáp lại, chuyên gia Lukyanov nói: "Đừng thất vọng quá về Mỹ. Tôi tin rằng Washington có một chiến lược dài hạn cho tất cả mọi thứ”. Tuy nhiên, ông cùng thừa nhận rằng thực sự ở thời điểm hiện tại, không có “một chương trình nghị sự được lên kế hoạch ở cả hai bên”.

5. Nga muốn trở thành một trung tâm địa chính trị mới

Ông  Polikanov cho rằng Nga và Mỹ nên "thuyết phục nhau rằng họ là một đối tác bình đẳng chứ không phải là cố vấn của nhau". Mặc dù vậy, ông này cũng nhận định Nga hiện đang cố gắng để khẳng định vị trí là một trung tâm địa chính trị mới, “một trung tâm của một số nền văn minh được hỗ trợ bởi các giá trị truyền thống. Đồng thời ông Polikanov đặt ra câu hỏi: “Liệu Mỹ và các nước phương Tây có thực sự nghiêm túc thừa nhận điều này?” và thừa nhận rằng mối quan hệ Nga-Mỹ cần phải có một nghị trình mới và nên có một nỗ lực chung để phát triển mối quan hệ song phương”.

Ông Oleg Kharkhordin (trái).


6. Mối quan hệ kinh tế là chìa khóa cho sự hợp tác trong tương lai

Quan hệ quân sự - chính trị giữa Moskva và Washington hiện nay đang trong tình trạng bế tắc, do vậy các chuyên gia đã dành nhiều thời gian để thảo luận về những lĩnh vực hợp tác để có thể phá vỡ tảng băng giữa hai nước.

Theo ông Oleg Kharkhordin, Hiệu trưởng trường Đại học châu Âu tại St Petersburg, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai bên đã không có sự thay đổi đáng kể nào cho tới thời điểm này. "Lĩnh vực này đã không bị ảnh hưởng nhiều, các thỏa thuận hợp tác vẫn đang được tiến hành… và trong giáo dục, chúng không nên bị đình trệ. Nó phải được nuôi dưỡng, phát triển", ông Kharkhordin chia sẻ.

Về mối quan hệ kinh tế, tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng đây là vấn đề tồn tại từ lâu và hiện vẫn chưa có bất kỳ sự hợp tác lớn nào trong lĩnh vực này giữa Mỹ và Nga.

Ông Laptev gợi ý rằng chính phủ Nga có thể cắt giảm thuế và tạo ra các thỏa thuận công nghệ đặc biệt để thu hút nhiều doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Nga. "Về cơ bản, tôi nghĩ rằng hợp tác kinh tế đang còn một tiềm năng rất lớn và thiếu sự hợp tác trong vấn đề này thực sự là một sự thiếu sót và là bức tường ngăn cản quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, bất kể những vấn đề còn tồn tại gần đây, chúng không phải là dấu chấm hết cho mối quan hệ Nga-Mỹ. Đó chỉ là một cuộc khủng hoảng tạm thời mà hai bên sẽ vượt qua", ông Lukyanov khẳng định.


Công Thuận (R.D)

 Mỹ: Nga buộc NATO phải xét lại ngân sách quốc phòng
Mỹ: Nga buộc NATO phải xét lại ngân sách quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng hành động của Nga tại Ukraine khiến các đồng minh NATO bị kích động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN