Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục và đào tạo

Kỳ thi PTTH quốc gia vừa qua được dư luận đánh giá cao về cách tổ chức gọn nhẹ và tiết kiệm so với những năm trước, tuy nhiên, cũng còn không ít những vấn đề bất cập khiến nhiều người dân thắc mắc, băn khoăn. Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã giải đáp trong Chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV1, Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, TTXVN và một số cơ quan ngôn luận khác.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Các học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có thiệt thòi hơn so với các thành phố lớn và vùng phát triển trong việc đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai hàng loạt các biện pháp như: Phối hợp với các cơ quan báo chí liên tục cập nhật các thông tin tuyển sinh; cập nhật phần mềm để các thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng tại các trường phổ thông, nơi thí sinh học hoặc ở Sở Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các sở liên tục cập nhật các thông tin tuyển sinh để cung cấp, tư vấn, hướng dẫn đăng ký xét tuyển, cũng như đăng ký nguyện vọng sao cho phù hợp với từng thí sinh và phù hợp với tình hình chung của sự phát triển.

“Việc đổi mới thi lần này giúp học sinh có nhiều lựa chọn hơn khi đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng, tránh được thiệt thòi cho thí sinh như những năm trước đây; đồng thời, giúp các trường chọn được những sinh viên có năng lực và yêu thích ngành học hơn”, Bộ trưởng khẳng định.

Về việc nhiều người đánh giá số học sinh đăng ký thi môn ngoại ngữ và điểm thi môn này năm nay thấp hơn nhiều so với các kỳ thi trước, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, kết quả đó là đúng, bởi việc dạy và học ngoại ngữ đang gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, giáo viên đều thiếu; có nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ chưa đạt chuẩn và việc dạy ngoại ngữ chưa được phủ kín trên toàn quốc. “Những năm qua, việc dạy ngoại ngữ của chúng ta chỉ mới chú trong dạy ngữ pháp, đọc hiểu, chứ chưa chú trong vào 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong thời kỳ hội nhập, nếu không có 4 kỹ năng trên sẽ không thể làm việc và hợp tác được. Cũng chính vì những yêu cầu cao về ngoại ngữ như vậy, nên số học sinh đăng ký thi môn này đã giảm và chất lượng bài thi không cao”, Bộ trưởng đánh giá.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ tiếp tục triển khai việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, đáp ứng khung tham chiếu của châu Âu, đáp ứng được nhu cầu hội nhập của đất nước.

Về vấn đề dạy và học tích hợp, theo Bộ trưởng đây là một nội dung mới, cách tiếp cận mới. Trong quá trình chuẩn bị đề án trình Trung ương để ra Nghị quyết 29, Bộ đã cho thực nghiệm một số mô hình dạy và học tích hợp ở nhiều địa phương, trong đó có những tỉnh rất khó khăn như Lào Cai, Bắc Kạn và một số tỉnh ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Việc dạy và học tích hợp đang lan rộng trên phạm vi cả nước kể cả ở các trường có điều kiện khó khăn, giáo viên chưa đạt chuẩn. “Với đội ngũ giáo viên, học sinh, chương trình dạy học hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức dạy và học tích hợp được, tuy nhiên, còn ở mức đơn giản”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.

Các trường đại học top giữa  tuyển sinh khó
Các trường đại học top giữa tuyển sinh khó

Dù được duyệt nguồn tuyển sinh dồi dào trong năm 2015, song đến với một số trường ĐH nằm ở top giữa như trường ĐH Vinh, ĐH Kinh tế Nghệ An, ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh… đợt xét tuyển nguyện vọng 1 của Nghệ An khá khó khăn, do sức cạnh tranh giữa các trường trong việc thu hút thí sinh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN