Nhà sáng chế nông dân

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Phú Lộc, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, nên ông Quách Văn Hôm (dân tộc Khơ Me) đã gắn bó với công việc làm nông ngay từ nhỏ.

Tuy chỉ học hết lớp 6 trường làng, không được qua bất cứ trường lớp kĩ thuật nào, nhưng vì sự đam mê, đồng thời mong muốn giúp bà con đỡ vất vả trong việc đồng áng, ông Quách Văn Hôm đã bỏ ra nhiều công sức mày mò, nghiên cứu cải tiến, sáng chế ra nhiều loại máy nông nghiệp. Đặc biệt, hai sáng chế có hiệu quả sử dụng rất thiết thực cho nhà nông là máy xúc lúa đóng bao và máy sấy lúa hai chiều.

Nông dân sáng chế Quách Văn Hôm.

Bắt đầu từ năm 2013, sau 6 tháng tự nghiên cứu và chế tạo, gặp không ít khó khăn, nhưng ông Hôm đã cho ra đời chiếc máy xúc lúa thế hệ đầu tiên, bước đầu tạo nên thành công trong lĩnh vực sáng chế. Đây là máy xúc đa năng, động cơ là máy xăng, có công suất từ 6,5 - 9 CV, có khả năng xúc trên sân phơi là nền xi măng, phơi bằng lưới, xúc được tại các điểm lò sấy trong cả trường hợp được cào xuống sân phơi thành đống hoặc xúc trực tiếp trên mặt sàn lò sấy. Máy xúc lúa này đã có công suất cực nhanh, khoảng 10 giây là xúc đầy được một bao lúa và không cần dừng lại nếu có 2 người vận hành. Sử dụng máy xúc lúa giúp nâng cao năng suất của một người lên gấp hàng chục lần, đặc biệt máy tốn rất ít nhiên liệu.

Không dừng lại ở đó, ông Hôm tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra mô hình máy sấy lúa hai chiều, giúp người nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và khắc phục được tình trạng sấy khô lúa không đồng đều. Lò sấy này có tính năng đặc biệt là sấy không cần đảo mẻ như lò sấy thông thường. Máy có hệ thống đổi chiều gió, tức là mang cả gió và lửa từ phía trên xoay xuống dưới, nên phần đã khô không còn hưởng gió và nhiệt nữa, hưởng nhiệt chỉ là phần ướt, cho nên mức độ khô của lúa được sấy rất đồng đều.

Với hai phát minh này ông Hôm đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tin, ảnh: Trung Hiếu
Máy cấy không động cơ của “nhà sáng chế chân đất”
Máy cấy không động cơ của “nhà sáng chế chân đất”

Giá chỉ khoảng 5 triệu đồng nhưng công suất làm việc bằng 7- 8 người cấy, chiếc máy cấy không động cơ do ông Trần Đại Nghĩa ở thôn Đông Hoàng (xã Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình) chế tạo rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân, giúp họ được giải phóng sức lao động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN