Già làng tài năng

Già làng Bhríu Pố, thôn A Rớh, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) không những tận tụy với việc của cộng đồng mà còn giỏi làm kinh tế từ cây dược liệu.


Ông là già làng “đặc biệt”, là người Cơ Tu đầu tiên tốt nghiệp đại học năm 1997. Ông cũng từng làm giáo viên và là Chủ tịch UBND xã 2 khóa, Bí thư Đảng ủy xã 3 khóa của xã Lăng.

Già làng Bhríu Pố (ảnh trái) làm Chủ lễ trong Lễ mừng nhà Gươl.


Năm 2005, thôi giữ cương vị Bí thư xã Lăng, già Bhríu Pố được đồng bào bầu làm già làng. Có trình độ đại học, nắm vững những chủ trương, đường lối của Đảng và có kinh nghiệm trong công tác dân vận, hiểu rõ đời sống, tâm tư của đồng bào, ông đã vận động hiệu quả, giúp bà con thực hiện nếp sống mới, từ bỏ những hủ tục lạc hậu, đoàn kết cùng xây dựng quê hương.

Không chỉ là nghệ nhân của điêu khắc gỗ truyền thống Cơ Tu, ông còn là một già làng làm kinh tế giỏi, đưa cây Ba Kích - một loại cây dược liệu quý từ rừng tự nhiên, trở thành cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo ở vùng núi Tây Giang.

Năm 2005, tình cờ ông được cùng với Tiến sỹ Ngô Trại - cán bộ của Viện Dược liệu, đi khảo sát cây dược liệu ở khắp núi rừng xã Lăng. Tiến sỹ Ngô Trại chỉ cho loại cây thuốc quý mà người Cơ Tu gọi là cây “ruột gà” (cây Ba Kích). Năm 2006, ông trồng thử hơn 100 gốc Ba Kích tại rẫy gia đình. 3 - 4 tháng sau, từ những đoạn dây Ba Kích, những mầm cây bắt đầu bật lên. Ông mừng và tin rằng mình đã đi đúng hướng. Sau 3 năm rưỡi, ông bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên. Từ thắng lợi này, ông nhân giống nhiều hơn và ngoài bán rễ, ông còn ươm giống để bán. Đến năm 2008, ông đã trồng tới hơn 1,7ha Ba Kích dưới chân núi A Dương, với hơn 3.000 cây. Bên cạnh đó, già Bhríu Pố còn trồng các loại cây ăn quả như: Bưởi, quýt, cam, trồng cỏ chăn nuôi hàng chục con bò và cải tạo khe suối làm ao nuôi cá.

Học tập cách làm kinh tế của ông, đời sống của nhiều bà con Cơ Tu đã khấm khá hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Thu Loan
Người mẹ của 8 mảnh đời bất hạnh
Người mẹ của 8 mảnh đời bất hạnh

Đã bước qua tuổi lục tuần, suốt cuộc đời bà tần tảo “gieo những mầm xanh”, nuôi nấng tám đứa trẻ mồ côi sinh ra trong cảnh khó khăn, nay đã trưởng thành.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN