Tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ sẽ chậm lại sau năm 2020

Mặc dù hiện nay thế giới đang dư thừa nguồn cung dầu mỏ, song nguồn cung sẽ tăng chậm lại sau năm 2020 và đẩy giá dầu lên mức cao hơn.

Theo IEA, hoạt động đầu tư vào các dự án khai thác dầu mỏ mới đã sụt giảm kể từ khi giá dầu lao dốc giữa năm 2014. Gần đây, các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ đóng góp một nửa mức tăng này.

Khu vực sản xuất khí hóa lỏng tại Ras Laffan, Qatar ngày 6/2. Ảnh:AFP/TTXVN

Hiện nay, giá dầu đã phục hồi lên khoảng 55 USD/thùng, sau khi rớt xuống dưới 30 USD/thùng vào đầu năm 2016. Giám đốc điều hành IEA, Fatih Birol nhận định giá “vàng đen” hồi phục đã thúc đẩy hoạt động khai thác tại Mỹ và quy mô mở rộng khai thác của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào diễn biến của giá dầu.

Tập đoàn Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) đang lên kế hoạch tăng sản lượng dầu đá phiến thêm 140.000 thùng/ngày trong ba năm tới tại vùng lòng chảo Permian tại Tây Texas và vùng Duvernay của Canada. Shell dự kiến sẽ đạt mục tiêu này sau năm 2020. Shell cũng đặt mục tiêu nâng sản lượng trên toàn cầu lên khoảng 4 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Trà My (Theo AP, Reuters)
Nga: Quá sớm để bàn gia hạn thỏa thuận cắt giảm dầu mỏ
Nga: Quá sớm để bàn gia hạn thỏa thuận cắt giảm dầu mỏ

Nga cho rằng vẫn còn quá sớm để bàn về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ tại thời điểm hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN