Hy Lạp: Sau bầu cử, người lao động vẫn chịu tổn thương nhiều nhất

Lao động tại Hy Lạp, từ nông dân đến dược sĩ, sẽ là những người bị tổn thương nhiều nhất sau cuộc bầu cử ngày 20/9.


Cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở thủ đô Athens ngày 20/9. Ảnh: Reuter/ TTXVN

Nguyên do là vì ai hay phe nào thắng cử vẫn buộc phải tăng thuế và điều chỉnh chính sách kinh tế cho phù hợp với quy định khắc khổ do nhóm các chủ nợ quốc tế áp đặt với quốc gia vay nợ.


Danh sách gây tranh cãi về các biện pháp kinh tế cần thực hiện đã được Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cam kết hồi tháng 7/2015 với nhóm "bộ ba" chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhằm đổi lấy gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro (96 tỷ USD) dành cho nước này.


Theo thỏa thuận, nhóm chủ nợ đã vạch ra khoảng 15 biện pháp mà Hy Lạp phải ưu tiên thực hiện. Các biện pháp này đã trình lên Quốc hội Hy Lạp để xem xét thông qua trong tháng 10/2015, chỉ ít ngày sau cuộc bầu cử 20/9.


Quốc hội mới của Hy Lạp sau cuộc bầu cử ngày 20/9 sẽ phải điều chỉnh ngân sách nước này năm 2015, trong đó có tính tới những thay đổi về thuế thu nhập và quỹ lương hưu. Theo đó, thuế thu nhập của nông dân dự kiến tăng gấp đôi, từ 13% hiện nay lên 26% vào năm 2017.


Cũng theo những điều chỉnh về ngân sách của Hy Lạp, mức thuế mà những người có thu nhập dưới 12.000 euro/năm phải đóng sẽ tăng dần từ 11% lên 15%, còn thuế thu nhập đối với những người kiếm được hơn 12.000 euro/năm trở lên sẽ tăng từ 33% lên 35%.


Trong khi chi tiêu cho quốc phòng và quỹ hưu trí dự kiến sẽ bị cắt giảm, thì thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Hy Lạp sẽ tăng lần thứ hai trong tháng 10/2015, sau khi tăng lần đầu trong tháng Bảy vừa qua.


Hy Lạp đã cam kết bán tổng cộng 6,4 tỷ euro tài sản quốc gia từ nay đến năm 2017, với giá trị tài sản bán dần là 1,4 tỷ euro năm 2015; 3,7 tỷ euro năm 2016 và 1,3 tỷ euro năm 2017. Tháng 10 tới, chính phủ mới của nước này phải thông báo thời hạn bán các cảng Piraeus và Thessaloniki cũng như quyền quản lý và khai thác mạng lưới đường sắt ROSCO.


Chưa đầy một năm sau cuộc bầu cử trước thời hạn, đưa đảng Syriza của Thủ tướng Tsipras lên nắm quyền, cử tri Hy Lạp một lần nữa lại có mặt trước các hòm phiếu cho một cuộc bỏ phiếu khác ngày 20/9.


Cuộc bỏ phiếu này là hệ quả của việc Thủ tướng Tsipras từ chức hồi tháng Tám vừa qua, sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua các gói Hiệp định mà Athens đã ký với các chủ nợ quốc tế liên quan đến gói cứu trợ trị giá 86 tỷ euro. Thủ tướng tạm quyền Vassiliki Thanou trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu chính phủ Hy Lạp, cho tới cuộc bỏ phiếu ngày 20/9.

Trang Nhung (Theo AFP)
Hy Lạp tổng tuyển cử trước thời hạn
Hy Lạp tổng tuyển cử trước thời hạn

Sáng 20/9 (giờ địa phương), các điểm bỏ phiếu ở Hy Lạp đã bắt đầu mở cửa để đón gần 10 triệu cử tri đủ tư cách tham gia cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN