Giao dịch vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN |
Khoản tiền này nhằm để cấp vốn điều lệ còn chưa bố trí được cho Ngân hàng Chính sách Xã hội trong các năm 2013, 2015 và 2016, tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo và cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới.
Tính đến 31/12/2016, vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt gần 10.700 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đạt 162.380 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động và vay lãi suất thị trường, vốn ngân sách Trung ương cấp chỉ chiếm 17,1%.
Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng khoảng 8%/năm để đảm bảo được nguồn vốn và chất lượng phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai tập trung làm tốt công tác nguồn vốn.
Đồng thời, tập trung khai thác nguồn vốn tại kênh điểm giao dịch xã, tạo ra kênh huy động vốn mới gắn với hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại địa bàn cấp xã; cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, tổ nhóm đoàn thể quay vòng tốt vốn tín dụng, thu hồi tốt nợ để tạo nguồn cho vay mới. Bên cạnh đó, giúp cho người dân trả nợ được vốn Chính phủ; nâng cao chất lượng phục vụ, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, kế hoạch cấp thêm vốn điều lệ cho cơ quan này từ ngân sách là việc làm cần thiết và là tin vui đối với các hộ nghèo, hộ chính sách trên cả nước. Trong những năm tới, nguồn vốn gia tăng sẽ được Ngân hàng Chính sách Xã hội ưu tiên cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khó khăn; vùng có thiệt hại về thiên tai.