Giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế biển

Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển hiệu quả kinh tế biển, coi đây là việc làm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt là tại các địa phương ven biển.

Chú thích ảnh
Ngư dân tại Nghệ An tân trang lại tàu thuyền, chuẩn bị các điều kiện cho chuyến vươn khơi khi thời tiết thuận lợi. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN

Theo đó, các địa phương ven biển và các ngành liên quan sẽ chú trọng hơn việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến các chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân hoạt động trên biển nắm và hiểu được pháp luật về chủ quyền biển, đảo, kiến thức, kinh nghiệm và biện pháp phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; đấu tranh có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên biển và sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, kích điện, ngư cụ cấm khai thác hải sản, phá hoại ngư trường trên biển. 

Các địa phương ven biển và các ngành liên quan quản lý, nắm chắc người, phương tiện, khu vực hoạt động của tàu cá, kiên quyết không để các phương tiện không đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, không đảm bảo an toàn ra biển hoạt động; chú trọng thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, du lịch, cảng biển, xây dựng hạ tầng nghề cá phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tại một số địa phương ven biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò đã tăng cường giám sát giám sát chặt hoạt động nghề cá, thực hiện các giải pháp để từng bước giảm dần khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ; gắn với đó chú trọng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá, trang thiết bị phao cứu sinh và thiết bị an toàn hàng hải cho ngư dân đi biển.

Tỉnh Nghệ An có 82 km đường bờ biển, có 5 huyện, thị xã ven biển; trong đó, 3 huyện là Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; 2 thị xã là Cửa Lò và Hoàng Mai, với 34 xã, phường ven biển. Tỉnh hiện có 17.026 lao động trực tiếp đánh bắt.

Tại các địa phương ven biển trong tỉnh đang có một số dự án đầu tư, xây dựng quan trọng, như: Các khu đô thị du lịch ven biển của các nhà đầu tư lớn trong nước; một số bến cảng chuyên dùng, bến cảng tổng hợp đa và đang triển khai xây dựng, trong đó có cảng Cửa Lò, cảng quốc tế Vissai, cảng xăng dầu DKC…

Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương ven biển trong tỉnh việc phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; vẫn còn tình trạng lúng túng, chưa tìm được lối ra để phát triển hiệu quả kinh tế biển. Những địa phương ở huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò cứ sau mùa mưa lũ, các cửa sông, cửa lạch bị bồi lắng chưa được nạo vét thường xuyên. Một số địa phương có những thời điểm còn để người dân lấn chiếm luồng, lạch nuôi trồng thuỷ sản, làm thu hẹp vùng nước cảng, cửa sông, cửa lạch, thay đổi dòng chảy, gây khó khăn cho các phương tiện tàu thuyền ra vào cửa sông, cửa lạch.

Trong khi đó, nhận thức một bộ phận ngư dân còn hạn chế; số tàu cá hoạt động gần bờ vẫn còn nhiều; tình trạng mua bán, sử dụng vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường biển chưa được giải quyết triệt để; một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển.

Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)
Thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển xanh tại Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển kinh tế biển xanh tại Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nghiên cứu, đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh của Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN