Vụ đánh bom thành phố Oklahoma - Kỳ 3:

Kẻ gây ra nỗi đau cho nước Mỹ


Sức ép để truy tìm nghi phạm sau bất cứ tội ác nào cũng rất lớn, đặc biệt là sau vụ đánh bom thành phố Oklahoma. Sau khi Trung tâm thông tin tội phạm quốc gia ở Washington cung cấp dữ liệu qua máy tính về việc cảnh sát Hanger báo cáo về trường hợp của McVeigh.

 

McVeigh bị cảnh sát dẫn giải ra ngoài nhà tù.

 

Ngay lập tức, các đặc vụ lên trực thăng và bay tới nhà tù hạt Noble. Các phương tiện truyền thông cũng theo sát diễn biến sự việc. Chẳng bao lâu nữa, cả thế giới sẽ biết được ai là thủ phạm của vụ án.


Lúc McVeigh đang ở tại phòng chờ gần khu vực xử án thì bất ngờ, cảnh sát ập đến và đưa hắn ta quay lại nhà tù. Họ vẫn đối xử với McVeigh bình thường và chỉ thông báo rằng thẩm phán chưa sẵn sàng cho vụ xử án.


Khi trở lại nhà tù, một tù nhân khác đã hỏi McVeigh rằng liệu hắn ta có phải là kẻ đánh bom hay không. McVeigh đã không trả lời câu hỏi này. Biết chắc nghi phạm sẽ tìm cách liên hệ với luật sư nên đường dây điện thoại gọi ra bên ngoài đã bị cảnh sát ngắt kết nối. Không lâu sau, McVeigh được đưa tới căn phòng nơi đặc vụ Agents Zimms và Norman Jr. của FBI đang chờ sẵn. Đặc vụ Zimms đã nói với McVeigh: “Có lẽ anh đã biết về vụ đánh bom. Bây giờ tôi sẽ đọc cho anh nghe những quyền lợi của mình”. McVeigh yêu cầu có luật sư đại diện.


Lúc đó, bên ngoài, đám đông tụ tập quanh nhà tù đã gây ra cảnh huyên náo ồn ào. Khi thấy trực thăng và cảnh sát bên ngoài nhà tù, người ta đồn đoán có lẽ kẻ đánh bom Oklahoma đang ở trong đó. Từ trong nhà tù, người ta có thể nghe thấy tiếng la hét của cả đám đông yêu cầu cảnh sát đưa thủ phạm ra ngoài. Lo sợ cho tính mạng, McVeigh đã yêu cầu cảnh sát cho mặc một chiếc áo chống đạn và giải hắn đi bằng trực thăng, nhưng cả hai yêu cầu đều bị từ chối.

 

Cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới McVeigh.


Khi McVeigh bị dẫn giải ra ngoài với còng tay và xích chân, đám đông gào lên “Đồ đê tiện!”, “Tên sát nhân!”, “Kẻ giết trẻ em!”… Mặc trên mình bộ quần áo phạm nhân màu cam, McVeigh không dám nhìn sang hai bên. Đôi mắt hắn ti hí, khuôn mặt đờ đẫn khi cảnh sát đưa hắn dần xa khỏi những tiếng la hét “Hãy giết đồ ghê tởm này đi!”.


Vào cùng thời gian này, tại thành phố Herington, bang Kansa, Terry Nichols, 40 tuổi, nghi phạm thứ hai, đã được triệu tập tới đồn cảnh sát địa phương để yêu cầu khai báo. Một lần nữa, tin tức liên quan đến vụ đánh bom từ đồn cảnh sát này đã lan tỏa đi rất nhanh. Dân chúng đòi cảnh sát đưa Terry Nichols ra ngoài.


Vậy McVeigh và Nichols là ai và tại sao chúng lại đánh bom Oklahoma khi mà vẻ ngoài, chúng giống với bất kỳ người Mỹ bình thường nào?


Đối với McVeigh, khi còn nhỏ, hắn ta như bao đứa trẻ khác, vui vẻ và dễ gần. Hầu hết các giáo viên đều nhận xét Tim là một cậu bé ngoan, học giỏi và không ai phàn nàn điều gì về cậu ta.


Thế nhưng, mọi sự thay đổi khi McVeigh đọc cuốn “The Turner Diaries”. Hắn ta bị ám ảnh bởi tác giả cuốn sách, William Pierce, nguyên một quan chức trong đảng American Nazi theo hệ tư tưởng Đức quốc xã. Dưới bút danh Andrew Macdonald, Pierce đã tạo ra lòng thù hận thông qua nhân vật chính - Earl Turner. Người “anh hùng” này đã tỏ ra coi thường các đạo luật kiểm soát súng bằng việc đánh bom xe trụ sở FBI tại Washington. Hắn ta cũng ủng hộ Adolf Hitler và có tư tưởng phân biệt chủng tộc với người da đen, người Do thái và cho rằng họ đáng bị tiêu diệt.


Để có tiền sinh sống, McVeigh đã xin làm nhân viên bảo vệ có vũ trang tại một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng xe bọc thép. Hắn ta được trang bị đồng phục, súng và một chiếc xe bọc thép để đi kiểm tra quanh trung tâm. Tuy nhiên, McVeigh vẫn mong muốn những mục tiêu xa hơn, những khẩu súng lớn hơn và những chiếc xe tăng thực sự. Với lý do đó, ngày 24/8/1988, McVeigh đã gia nhập quân đội.


Trong quân đội, điều quan trọng nhất đối với McVeigh là hắn ta được tiếp cận nhiều loại vũ khí và biết cách sử dụng chúng. Tại đây, McVeigh đã gặp hai người lính khác là Terry Lynn Nichols và Michael Fortier, những người sẽ hỗ trợ cho hành trình tội ác đầy ám ảnh của McVeigh.


Sau khi rời quân ngũ, cuộc sống đời thường không như mong đợi. Dường như không ai muốn nhận McVeigh, một người từng là người hùng trong chiến tranh, trở lại làm việc. Hắn ta cảm thấy cay đắng và mối hận trong lòng đối với chế độ ngày càng tăng.


Lúc này, tác phẩm “The Turner Diaries” đã gây ảnh hưởng lớn hơn tới McVeigh. Không có quân đội và môi trường kỷ luật, hắn ta đã mất đi chỗ đứng của mình và ngày càng trở nên bất mãn với chính quyền. McVeigh chửi bới quân đội và chính phủ vì đã thực hiện quyền kiểm soát súng, lạm dụng quyền lực và không tuyển hắn ta vào Lực lượng đặc biệt. McVeigh cũng lải nhải nhiều về Học thuyết âm mưu và có vẻ tin vật thể bay không xác định (UFO) là có thật.


Cuối cùng, McVeigh đã quyết định bỏ việc, đi tìm những người đồng đội cũ, Michael Fortier và Terry Nichols, để hiện thực hóa tư tưởng của mình.


Nguyễn Bình

Đón đọc kỳ tới: Âm mưu

Vụ đánh bom thành phố Oklahoma - Kỳ cuối: Đền tội
Vụ đánh bom thành phố Oklahoma - Kỳ cuối: Đền tội

Ngày 24/4/1997, một trong những phiên tòa rầm rộ nhất nước Mỹ đã được mở, thu hút đông đảo phóng viên. Dẫn đầu đoàn luật sư bào chữa là Stephen Jones, người đã biện hộ cho nhiều kẻ phạm tội trong sự nghiệp của mình, nhưng McVeigh có lẽ là khách hàng bị ghê tởm nhất mà ông từng bào chữa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN