Tổ hợp tên lửa vang bóng một thời của Liên Xô - Kỳ 2

Sau lần "diễn tập" đầu tiên trong sự kiện "khủng hoảng Vịnh Bắc Bộ" tháng 8/1964, từ năm 1965 Mỹ bắt đầu ném bom có hệ thống vào miền Bắc Việt Nam. Ngay sau đó, phái đoàn Liên Xô đứng đầu là ông A. N. Kosygin đã tới Việt Nam. Kết quả của chuyến thăm là việc bắt đầu cung cấp trên quy mô lớn vũ khí cho miền Bắc, kể cả SA-75.

Chiến sĩ Việt Nam bên cạnh tên lửa đất đối không S-75 Dvina.


Hè năm 1965 tại Việt Nam triển khai 2 trung đoàn tên lửa phòng không SA-75 cùng các chuyên gia quân sự Liên Xô. Mỹ đã phát hiện việc chuẩn bị vị trí cho vũ khí mới từ ngày 5/4/1965, và dự đoán sự xuất hiện của "người Nga", song do lo ngại bất ổn quốc tế, nên không dám ném bom. Ngày 23/7/1965, máy bay trinh sát điện tử RB-66C của Mỹ lần đầu tiên xác định hoạt động của các hệ thống tác chiến điện tử SNR-75.

Ngày hôm sau (24/7), ba quả tên lửa phòng không đã được bắn đi dưới sự chỉ huy của Thiếu tá F. Ilyin, nhằm vào toán 4 chiếc Phantom F-4C của Mỹ bay ở độ cao khoảng 7 km. Một trong các tên lửa này đã bắn trúng một chiếc máy bay và các mảnh vỡ hai quả tên lửa làm hư hại 3 chiếc còn lại. Tình hình là vô cùng xấu với người Mỹ khi SAM bắt đầu được đưa vào sử dụng ở miền Bắc Việt Nam.

Trên thực tế, việc chuẩn bị nghênh đón tên lửa phòng không Liên Xô được người Mỹ khởi động ngay lập tức sau vụ bắn hạ máy bay U-2 của Powers. Năm 1964, tại sa mạc California, họ đã tiến hành cuộc diễn tập đặc biệt "Tấn công Sa mạc" (Desert Strike), theo đó đánh giá khả năng hoạt động của máy bay trong vùng hoạt động của hệ thống phòng không. Và ngay lập tức sau khi nhận được thông tin về vụ tên lửa lần đầu tiên bắn hạ Phantom, Viện Hopkins đã được liên hệ để nghiên cứu biện pháp đối phó có thể với SAM.

Sau các khuyến cáo đầu tiên, Mỹ đã tăng đáng kể hoạt động do thám, đánh giá cụ thể khả năng từng hệ thống SAM được phát hiện tính tới địa hình xung quanh, sử dụng máy bay không thể bị bắn hạ ở biên giới hay bay tầm thấp để xác định đường bay cho máy bay của họ. Theo các chuyên gia Liên Xô, chất lượng do thám của Mỹ là rất cao, và nó được thực hiện tỉ mỉ để có thể phát hiện bất kỳ chuyển động nào của tên lửa trong thời gian ngắn nhất. Các kiến nghị khác đối phó với SAM là thực hiện những biện pháp chiến, kỹ thuật: tiếp cận mục tiêu ném bom ở tầm thấp, vận động trong khu vực có SAM, gây nhiễu vô tuyến bằng máy bay EB-66. Phương án chính để tránh tên lửa trong giai đoạn 1965-1966 là bất ngờ quay máy bay, thay đổi hành trình và độ cao với khả năng chuyển tải cao nhất có thể.

Trong tháng đầu tiên sử dụng SA-75, theo ước tính của Liên Xô, 14 máy bay Mỹ bị hạ, với tổng cộng 18 tên lửa phóng đi. Còn theo số liệu của Mỹ, trong cùng kỳ, tên lửa phòng không chỉ bắn hạ 3 máy bay - ngoài chiếc F-4C được đề cập ở trên (chuyên gia Liên Xô tính tiêu diệt trong trận này 3 chiếc Phantom), đêm 11/8 hạ một chiếc A-4E (theo số liệu của Liên Xô là 4), và ngày 24/8 thêm một chiếc F-4B.

Sau tổn thất nặng nề đầu tiên, tháng 2/1966, trên thực tế Mỹ phải ngừng gần 2 tháng hoạt động không kích miền Bắc, tận dụng thời gian để trang bị thêm cho máy bay các hệ thống tác chiến điện tử và phát triển chiến thuật mới. Đồng thời để các máy bay do thám không người lái (UAV), đầu tiên là loại BQM-34, trang bị thiết bị tình báo điện tử, thu thập thông tin cần thiết. Thành công lớn nhất vào thời điểm đó, theo Mỹ, là nhờ UAV Ryan 147E "Firebee", mà ngày 13/2/1966 bị tên lửa Liên Xô tấn công song không hề hấn gì.

Tháng 3/1966, các máy bay Mỹ lần đầu tiên trang bị tên lửa Shrike, được thiết kế để tấn công các hệ thống radar phòng không, và vào mùa hè các máy bay chuyên biệt EF-105F Wild Weasel (sau này gọi là F-105G) tham chiến tại Việt Nam.

Theo số liệu của Mỹ, tên lửa SAM đã bắn hạ khoảng 200 máy bay. Một trong các phi công bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không là chính trị gia nổi tiếng John McCain. Tuy nhiên so với báo cáo của các pháo thủ tên lửa xác định kết quả hạ mục tiêu trên màn hình, cùng phương pháp kiểm đếm sơ đẳng máy bay Mỹ bị bắn hạ theo số hiệu sản xuất trên mảnh vỡ, số máy bay bị tên lửa bắn hạ lớn gấp 3 lần con số Mỹ công bố.

Tính trung bình cần 2-3 quả tên lửa để tiêu diệt 1 máy bay giai đoạn đầu và 7-10 tên lửa trong giai đoạn cuối. Điều này là do các biện pháp đối phó và việc sử dụng tên lửa Shrike. Thêm vào đó, cần nhớ SA-75 Dvina chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn. Chúng không được các lớp SAM khác hỗ trợ và chiến đấu đơn độc, với sự thay đổi thích ứng thường xuyên của đối phương cũng như chiến thuật bay. Khi đó Việt Nam chưa có hệ thống tên lửa phòng không liên tục. Mỹ cũng rất nhạy bén  trước việc sử dụng vũ khí mới, và tổ chức các biện pháp đối phó bằng gây nhiễu, thay đổi chiến thuật và tổ chức "đánh trả".

Trong giai đoạn tiếp theo cuộc chiến trên không, Mỹ có thêm các thiết bị mới và hành động theo chiến thuật tỉ mỉ. Chuyến bay thực hiện ngoài khu vực hoạt động của SAM, được định ra dựa trên việc xác định chính xác góc đóng, rất có ý nghĩa ở địa hình núi của Việt Nam. Hầu như tất cả các máy bay Mỹ trang bị hệ thống cảnh báo phát sóng của các trạm dẫn đường tên lửa thuộc hệ thống S-75, để theo đó, phi công cơ động chống tên lửa.

Hầu hết các máy bay được trang bị máy gây nhiễu chủ động tự ngụy trang trước các thiết bị bắn hạ nhiễu thụ động. Việc ngụy trang nhóm máy bay được máy bay gây nhiễu chủ động EB-66A thực hiện ở khoảng cách từ 60-120 km. Kết quả là, trên màn hình tên lửa liên tục xuất hiện nhiễu thụ động - từ dải băng hẹp đến dải sáng đều của toàn màn hình. Khi sử dụng nhiễu năng lượng cao, việc tiêu diệt máy bay tiêm kích-cường kích gần như là không thể. Về mặt lý thuyết, trong trường hợp nhiễu chủ động, tên lửa được dẫn đường theo phương pháp "3 điểm" song trên thực tế việc xác định tâm nhiễu là không thể do độ chiếu sáng mạnh trên màn hình.

Tên lửa SAM còn gặp nhiều khó khăn hơn khi Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar Shrike trên máy bay tác chiến điện tử và chống radar F-4E Wild Weasel. Tên lửa Shrike trong hầu hết các trường hợp không thể bị phát hiện trên màn hình SNR vì bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ.   


Duy Trinh(Còn tiếp)

Tổ hợp tên lửa vang bóng một thời của Liên Xô  - Kỳ cuối
Tổ hợp tên lửa vang bóng một thời của Liên Xô - Kỳ cuối

Ngoài các biện pháp tác chiến điện tử, Mỹ còn sử dụng rộng rãi hỏa lực chống tên lửa. Các vị trí SAM phải hứng chịu 685 vụ không kích, gần một nửa trong số đó là các cuộc tấn công bằng tên lửa Shrike, các vụ còn lại thực hiện bằng ném bom.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN