Những vũ khí của Hitler ngày nay vẫn được sử dụng

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà khoa học của Đức quốc xã đã phát triển hệ thống vũ khí tấn công phục vụ cho chiến tranh. Trong số đó, nhiều loại vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Theo Focus.it, trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù quân đội Hitler bị đánh bại, song công nghệ vũ khí của Đức quốc xã thực sự phát triển hơn so với quân Đồng minh. Trong những năm chiến tranh, các nhà khoa học Đức vẫn không ngừng phát triển các loại vũ khí mới mà ngày nay, một số trong đó vẫn đang được sử dụng.

1. Máy bay tàng hình

Máy bay của Hitler, gần như không có thân và đuôi, hoàn toàn vô hình đối với hệ thống phòng không thập niên 40.

Những máy bay ném bom tàng hình đầu tiên được triển khai từ năm 1944. Máy bay này có tên gọi Horten Ho 229, được thiết kế không khác nhiều so với mẫu máy bay tàng hình được mệnh danh “bóng ma của bầu trời” B2 Spirit của Mỹ.

Được trang bị 2 động cơ phản lực và có thể đạt vận tốc 1000 km/h, Horten Ho 229 có thể bay cao hơn 12.000 m và mang theo 1 tấn bom. Nó gần như tàng hình đối với hệ thống phòng không và công nghệ radar thời kỳ đó.

Hermann Göring là người thực hiện dự án phát triển mẫu máy bay Horten này. Dự án được chính phủ Đức cấp kinh phí thực hiện lên đến 500.000 mac Đức. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện năm 1944, song số phận của Horten không kéo dài được lâu do rất nhiều vấn đề về công nghệ.

B2 Spirit là một trong những máy bay ném bom chiến lược tinh vi nhất hiện nay. Trên thế giới có khoảng 21 chiếc và mỗi chiếc trị giá 1 tỷ euro

Ngày nay B2 Spirit, với ý tưởng và thiết kế gần giống Horte, là một trong những máy bay ném bom chiến lược đang được sử dụng. Hiện có 21 chiếc B2 Spirit trên thế giới và trị giá mỗi chiếc khoảng 1 tỷ euro.

2. Tên lửa hành trình:

Các nhà khoa học Đức quốc xã là những người đầu tiên chế tạo ra tên lửa hành trình. Có tên gọi Fritz X, những tên lửa hành trình này được trang bị một máy phát sóng radio tinh vi nhất tại thời kỳ đó để cho phép lái tên lửa đến mục tiêu một cách tương đối chính xác.

Tên của tên lửa Fritz X do các nước đồng minh đặt cho, nhưng thực tế người Đức gọi nó là Ruhrstahl SD 1400. Đây là tên lửa hành trình đầu tiên trong lịch sử.

Fritz X có thể mang hơn 1,5 tấn thuốc nổ và bay cao hơn 7000 m để đảm bảo tránh hỏa lực của các hệ thống phòng không. Đây thực sự là một vũ khí khủng khiếp khi sức công phá của nó có thể xuyên qua bức tường thép dày 30 cm.

Loại tên lửa này chỉ được sử dụng một vài lần, song thực sự đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho nơi nào bị nó tấn công. Tháng 12/1943, hai quả tên lửa Fritz X đã nhấn chìm chiến hạm của Italia mang tên Roma cùng với 1255 thủy thủ trên tàu.

Tên lửa hành trình hiện nay là loại vũ khí có độ chính xác cao, có khả năng bay với vận tốc siêu thanh ngay cả ở độ cao thấp hoặc rất thấp để tránh radar và hệ thống phòng thủ tên lửa. Nó có thể mang nhiều đầu đạn khác nhau và được điều khiển bởi máy tính và vệ tinh khiến nó trở nên hoàn toàn tự động.

Ngày nay, tên lửa hành trình hiện đại Tomahawk được trang bị động cơ và cánh như máy bay, có thể nhắm trúng mục tiêu với sai số ít hơn 1 m.

3. Goliath: Ông tổ của robot

Goliath là phương tiện mặt đất không người lái đầu tiên được sử dụng trong các trận chiến. Thiết bị này di chuyển nhờ hai động cơ điện và được trang bị một thiết bị theo dõi.

Binh lính Anh đang tò mò quan sát 3 chiếc Goliath bắt được từ quân đội Đức.

Có hình dạng giống như một chiếc xe tăng nhỏ, Goliath có ưu điểm đặc biệt là di chuyển linh hoạt. Trong các trận chiến, nó được sử dụng để mang các khối thuốc nổ đến các địa điểm cần thiết. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, quân đội Đức đã chế tạo ra 700 chiếc Goliath.

Ngày nay, Goliath vẫn được coi là một mốc quan trọng trong sự phát triển của công nghệ điều khiển từ xa. Các phiên bản hiện đại của Goliath được biết đến với tên gọi Unmanned Ground Vehicle (UGV – thiết bị không người lái) và được sử dụng trong quân đội trên toàn thế giới với nhiều mục đích khác nhau như: rà phá bom mìn, giám sát hoặc vận chuyển thiết bị trong địa hình phức tạp. Nó được chế tạo với hình dạng và chức năng khác nhau và phiên bản cao nhất hiện nay là robot tự động hóa.

4. Tên lửa liên lục địa

Tên lửa V-2 của Đức quốc xã trở thành tên lửa đầu tiên do con người tạo ra có khả năng vượt qua ranh giới của không gian. Từ năm 1944, những tên lửa tầm xa đã được quân đội Đức bắn từ lãnh thổ Đức tới mục tiêu là thành phố của các nước Đồng minh.

Một vụ phóng tên lửa V-2 vào mùa hè năm 1943.

London (Anh), Antwerp, Liege (Bỉ) là các thành phố của quân Đồng minh phải hứng chịu sự tấn công của loại tên lửa này. Từ năm 1944, Đức đã bắn khoảng hơn 3.000 quả tên lửa V-2. Các tên lửa được điều khiển từ xa và được trang bị động cơ tên nhiên liệu lỏng.
 
Các tên lửa đạn đạo hiện nay là vũ khí có phạm vi hoạt động lớn và có khả năng vươn tới một mục tiêu cách xa hơn 5.000 km. Những tên lửa loại này được thiết kế đặc biệt để vận chuyển đầu đạn hạt nhân và có thể được phóng từ căn cứ trên đất liền, từ tàu chiến, tàu ngầm và máy bay.
 
Huy Thông/Báo Tin Tức
Đức Quốc xã từng sở hữu bom hạt nhân?
Đức Quốc xã từng sở hữu bom hạt nhân?

Theo tài liệu giải mật được tờ Bild của Đức đăng, Đức Quốc xã đã tiến hành thử bom hạt nhân trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN