Sáng 28/4, tại Hàn Quốc, một học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt đã dùng vũ khí tấn công nhiều người tại một trường trung học ở thành phố Cheongju, khiến 6 người bị thương, trong đó có một giáo viên.
Nga ủng hộ nối lại đối thoại về các thỏa thuận giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí đa phương, bao gồm Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Ngày 18/2, Cơ quan Tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết rằng đã phát hiện thấy những thay đổi đáng kể khiến loại vũ khí mà Liên bang Nga thường sử dụng để không kích Kiev trở nên nguy hiểm hơn nhiều.
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, lực lượng vũ trang Đức và đồng minh châu Âu nhận thấy một lỗ hổng nghiêm trọng trong khả năng triển khai vũ khí tấn công chính xác tầm xa.
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi dẫn các nguồn thạo tin ngày 9/8 cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí tấn công của Mỹ cho Saudi Arabia, đảo ngược chính sách vốn tồn tại 3 năm qua nhằm gây sức ép buộc vương quốc này chấm dứt cuộc chiến Yemen.
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 6/8 cho biết quân đội Mỹ đã phá hủy một số thiết bị bay không người lái (UAV), xuồng điều khiển từ xa (UUV) và tên lửa đạn đạo do lực lượng Houthi ở Yemen phóng vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Chiếc máy bay trinh sát của Mỹ đã bay qua Hàn Quốc trong một nhiệm vụ rõ ràng là giám sát Triều Tiên sau vụ thử nghiệm hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân dưới nước.
Ngày 28/10, một tòa phúc thẩm của Mỹ tuyên bố lệnh cấm vũ khí tấn công của bang California vẫn có hiệu lực, trong khi Tổng chưởng lý bang Rob Bonta kháng cáo quyết định của tòa án cấp thấp hơn cho rằng lệnh cấm trong vòng 30 năm này là vi hiến.
Nhân dịp kỷ niệm 247 năm Quốc khánh Mỹ (4/7/1776-4/7/2023), Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi áp đặt lệnh cấm bán các loại vũ khí tấn công và băng đạn dung lượng lớn trên toàn nước Mỹ.
Theo hãng tin Sputnik, ngày 3/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố điều kiện để nước này nối lại việc thực thi đầy đủ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) là Mỹ từ bỏ "chính sách thù địch" nhằm vào Nga.
Ngày 2/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Mỹ sẵn sàng duy trì giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) nếu Nga thực hiện bước đi tương tự.
Ngày 29/3, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Moskva sẽ không thay đổi lập trường đình chỉ tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) bất chấp việc Mỹ quyết định ngừng trao đổi dữ liệu với Moskva theo thỏa thuận này.
Ngày 10/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định việc Nga đình chỉ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an ninh quốc gia của Moskva.
Nga chưa thể nối lại việc tham gia Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) chừng nào phương Tây chưa quan tâm đến những mối quan ngại về an ninh của Moskva. Tuyên bố trên được người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đưa ra khi trả lời phỏng vấn của báo Izvestia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/2 đã có những phát biểu mới liên quan tới quyết định của Nga tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), trong đó nhấn mạnh rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Moskva đang tiến gần hơn tới việc thực sự sử dụng vũ khí nguyên tử.
Ngày 22/2, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã thông qua dự luật về việc đình chỉ Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (New START).
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Nga và Mỹ tiếp tục thực thi đầy đủ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin chiều 21/2 đã đưa lên Duma Quốc gia (Hạ viện) dự thảo luật liên bang về việc đình chỉ Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (New START).
Ngày 1/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga tin rằng điều quan trọng là Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) vẫn có hiệu lực dù ít dấu hiệu cho thấy các cuộc đối thoại về vấn đề này được tiếp tục.
Ngày 24/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội nước này hành động nhanh chóng để cấm vũ khí tấn công, trong bối cảnh chính giới và dư luận trong nước bị sốc với các vụ xả súng hàng loạt trong vòng chưa đầy 48 giờ tại bang California.