Cho đến tận ngày nay, thời khắc kinh hoàng khi tàu Titanic chìm xuống đại dương sâu thẳm vào đêm 14, rạng sáng 15/4 năm ấy chưa thôi ám ảnh thế giới, với sự hoảng loạn, với những giọt nước mắt chia ly, hay lời tạm biệt người thân của những người biết rằng mình phải chết từng được tái hiện trong bộ phim cùng tên năm 1997. Trong giờ phút con tàu lộng lẫy và sang trọng nhất thời bấy giờ gãy làm hai nửa, đã có những người hùng chấp nhận hy sinh thân mình để cứu người.
Nữ cứu tinh thầm lặngNữ bá tước xứ Rothes Noel. |
Không nhiều người biết rằng vào đêm định mệnh 14/4/1912, một người phụ nữ đã thực hiện nghĩa cử đó là nữ bá tước xứ Rothes. Tờ Daily Mail đã tiết lộ hành trình giúp đỡ các hành khách khác trên tàu của bá tước Noel qua lời kể của cháu gái Angela Young gọi bà là cụ.
Nữ bá tước xứ Rothes Noel lên tàu Titanic cùng bố mẹ, em họ của chồng và người hầu gái. Khi tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi, bà Noel – vốn là một trong những người giàu nhất tàu, được lệnh xuống thuyền cứu sinh cùng các phụ nữ và trẻ em. Thủy thủ Able Seaman Jones cảm nhận được sự bình tĩnh đến kỳ lạ của bà bá tước nên đã yêu cầu bà phụ trách số hành khách trên thuyền và sau đó còn cho bà cầm lái vì nhận ra bà biết lái thuyền. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, bà nghĩ về hai con trai ở nhà và cầu nguyện được gặp lại chúng. Lúc tàu Titanic chìm dần, những người ngồi trên thuyền số 8 mà bà Noel cầm lái tranh cãi về việc có nên quay lại đón những hành khách bị rơi xuống nước biển lạnh cóng. Nhiều người sợ rằng nếu quay lại đón thêm người, thuyền của họ sẽ bị lật. Khi đó, bà Noel, thuỷ thủ Seaman Jones và 2 hành khách khác trên thuyền thuyết phục mọi người quay lại cứu người. Nhưng đa số hành khách không đồng ý, nên thuyền số 8 đã không quay lại. Bà Noel trong nhiều năm sau đã bị ám ảnh bởi những tiếng la hét kêu cứu của những người bị chìm dần xuống đáy đại dương bao la.
Tuy vậy, bà đã cố gắng an ủi và trấn tĩnh hành khách trên thuyền cứu sinh. Nữ bá tước nói bằng tiếng Pháp với một cô gái Tây Ban Nha tên là Josefa de Satode Peasco, cô gái 17 tuổi đã chọn Titanic cho tuần trăng mật của mình, rằng sẽ có thêm thuyền mặc dù chính bà biết rằng đó là điều không thể. Bà cũng dạy cho một người khác tên là Gladys Cherry cách cầm bánh lái để họ có thể thay phiên lái thuyền trong đêm dài trên biển lạnh giá. Khi rất nhiều người trên thuyền sắp từ bỏ hy vọng, bà và Gladys đã cất tiếng hát động viên họ.
Các hành khách được cứu trên thuyền cứu sinh số 8. |
Thế rồi, khi trời sắp bình minh, bà Noel nhìn thấy ánh sáng từ con tàu cứu hộ RMS Carpathia và hối thúc thuyền số 8 chèo về hướng đó. Khâm phục sự dũng cảm của nữ bá tước, thủy thủ đoàn Carpathia đã gọi bà là “nữ bá tước bé nhỏ can đảm”. Kể cả khi đã lên được tàu Carpathia, nữ bá tước Noel vẫn luôn giúp đỡ những hành khách kiệt sức, hoảng sợ mà chẳng hề nghĩ đến bản thân mình.
Dàn hợp xướng quả cảm Ngoài những vị cứu tinh, những người đã nhường chỗ trên thuyền cứu sinh, nhường phao cứu sinh cho phụ nữ và trẻ em, còn có những người hùng khác chọn ở lại với con tàu Titanic. Trong số những con người dũng cảm ấy là dàn hợp xướng trên tàu Titanic. Họ là những nhạc công say mê xướng lên những ban nhạc bất hủ kể cả khi con tàu chìm dần.
Bức tranh “Tàu Titanic chìm” của họa sĩ Willy Stöwer. |
Trong bộ phim Titanic của đạo diễn nổi tiếng James Cameron, dàn hợp xướng 8 người đã chơi bản “Nearer, My God, to Thee” (tạm dịch: Gần với Chúa hơn) với tiết tấu nhanh, vui. Theo tiết lộ từ một người bạn của thủ lĩnh dàn hợp xướng Wallace Hartley, Hartley cũng từng nói về việc chơi bản nhạc này trước lúc chết. Tuy nhiên, chưa thể xác định ban nhạc đã chơi bản nào trong số 3 phiên bản khác nhau của “Nearer, My God, to Thee” bởi cả những nhạc công, và những người nghe được nó đều đã qua đời.
Sau thảm họa hàng hải lớn nhất thời bình, hành động dũng cảm và cao đẹp của ban nhạc đã dẫn tới nhiều giả thuyết khác nhau, mà đa phần cho rằng ban nhạc muốn khích lệ tinh thần của các hành khách đang hoảng sợ tột độ và trấn an họ. Theo cuốn tiểu sử về người trưởng ban nhạc Wallace Hartley, trước khi lên tàu Titanic, ông dự định kết hôn với vợ sắp cưới Maria Robinson. Nhưng cơ hội được biểu diễn trên tàu Titanic khiến ông và cả ban nhạc quyết định nắm lấy nó ngay lập tức. Đám cưới của Hartley, cũng như những dự định của cả ban nhạc trong tương lai, đã mãi mãi chìm cùng Titanic. Dù vậy, tên tuổi của các thành viên trong ban nhạc đã được khắc sâu trong lịch sử, cũng như hành động của họ xứng đáng được tôn vinh như những người anh hùng.