Nói chuyện xác tàu Titanic từ góc độ luật biển

30 năm kể từ ngày thế giới phát hiện xác đắm của con tàu nổi tiếng Titanic, người phát hiện ra con tàu, chuyên gia thám hiểm đại dương, Tiến sĩ Robert Ballard đã có buổi nói chuyện về tương lai của con tàu này.

Tàu Titanic rời Belfast, Ireland để chạy thử năm 1912.


30 năm trước vào ngày 1/9, Tiến sĩ Robert Ballard có một phát hiện đáng nhớ trong cuộc đời mình: Ông tìm ra xác con tàu Titanic, nằm cách mặt nước 3,2km.

Việc phát hiện ra một trong những xác tàu đắm nổi tiếng nhất trong lịch sử gây ra tiếng vang lớn sau hàng năm trời với những cuộc tìm kiếm, đoàn cứu hộ cũng như những lo ngại về việc bảo tồn xác con tàu đắm này.

Xác tàu Titanic nằm cách đảo Newfoundland (Canada) 612km về phía đông nam và ở trong vùng biển quốc tế. Theo luật biển, xác một con tàu đắm trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền của bất kì quốc gia nào.

Và vì công ty sở hữu con tàu Titanic đã ngừng kinh doanh từ lâu, cho nên bất kì ai có đủ công cụ và hiểu biết để đến được vị trí của xác con tàu Titanic đều có thể tự viếng thăm và rời đi với những đồ vật trên xác con tàu. Trong khu vực xác đắm tàu vương vãi dấu vết của những chuyến ghé thăm với các loại rác hiện đại. Một số chuyên gia cho rằng các con tàu lặn đã gây tổn hại với xác tàu Titanic do việc đậu lên thân tàu hay bơi vào bên trong.

Một phần xác tàu Titanic.


Bên cạnh đó, tự nhiên cũng đang chung tay hủy hoại Titanic. Trong khi những loài động vật thân mềm nuốt chửng phần lớn gỗ trên tàu Titanic thì các loài vi khuẩn cũng “xử đẹp” bất kì phần kim loại nào lộ ra. Những cuộc tranh luận về tính hợp pháp xoay quanh số phận xác con tàu đắm gần như không đem lại giải pháp nào.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Ballard, vẫn còn đó hy vọng cho con tàu Titanic. Tin tốt thứ nhất, tính đến nay, Titanic đã ngâm mình trong nước biển hơn 100 năm. Điều này có nghĩa giờ đây nó thuộc quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO với tư cách là một địa điểm lịch sử.

Một tin tốt khác là thông tin Canada dự định đưa ra tuyên bố chủ quyền với vùng đáy biển có xác đắm của con tàu Titanic. Hiện tại, dù vùng đáy biển này nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Canada.

Tuy nhiên, Canada có thể đưa ra yêu cầu mở rộng vùng đặc quyền kinh tế. Nếu một nước có thể chứng minh thềm lục địa của nước này mở rộng ra ngoài 200 hải lý (tính từ đường cơ sở), nước đó có thể tuyên bố chủ quyền với vùng đất vượt ra bên ngoài đó. Và tình cờ thay, xác đắm con tàu Titanic cũng nằm trên thềm lục địa này.

Anh Tiếu (Theo National Geographic)
Bắt đầu chiến dịch trục vớt, lai dắt 'Titanic của Italy'
Bắt đầu chiến dịch trục vớt, lai dắt 'Titanic của Italy'

Hai năm rưỡi sau vụ đâm phải đá ngầm và lật nghiêng, siêu du thuyền Costa Concordia, từng được mệnh danh là “Titanic của Italy” sắp chuẩn bị có hành trình cuối cùng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN