Peter Navarro, giáo sư Đại học California ở Irvine đã đưa ra nhận định này trên tờ tạp chí National Interest. Ông cho hay Mỹ đã sở hữu nền kinh tế hùng mạnh ngay từ đầu Thế chiến thứ II. Giữa những thành tựu kinh tế và quân sự là sự liên kết khăng khít. Các nhà máy của Mỹ đã đáp ứng được mọi số lượng nhu cầu về vũ khí, xe tăng và tàu biển.
Ngày nay, hầu hết các nhà máy chiến lược ở Mỹ đã đóng cửa, hoạt động sản xuất được tích cực mở rộng phát triển ở Trung Quốc.
Bước ngoặt tình hình này tạo ra một vấn đề chiến lược gay cấn đối với Washington. Nếu xảy ra các hoạt động quân sự quy mô lớn — giả thiết thường xuyên được đề cập trong bối cảnh các sự kiện ở Biển Đông, thì phía Mỹ sẽ không còn là bên nắm ưu thế chế tạo công nghiệp.
Tại Thành Đô, Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm dựa trên F-22 và F-35 của Mỹ, chuyên gia cho biết. Còn ở Mỹ, chương trình F-22 bị khép lại, việc phát triển F-35 vấp phải những khó khăn về tài chính và kỹ thuật.
Nếu các nhà kinh tế và chuyên gia an ninh quốc gia không chấm dứt coi quyền lợi của họ tách rời nhau và không bắt tay vào việc phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng thì trong các cuộc chiến tương lai Lực lượng Vũ trang Mỹ sẽ chẳng có gì để đáp trả đối phương.