Chiến tranh hạt nhân châu Âu sắp xảy ra?

Nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân ở châu Âu hiện ở mức cao nhất từ những năm 1980.

Nga và Mỹ đều có khoảng 7.000 đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Gettyimages

Một cuộc chiến tranh hạt nhân châu Âu rất có khả năng xảy ra trong thời gian ngắn trong bối cảnh quan hệ phương Tây và Nga đang ngày càng trở nên căng thẳng. Đó là lời cảnh báo của ông Igor Ivanov, cựu Ngoại trưởng Nga trong giai đoạn 1998-2004. Ông Ivanov cho rằng nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân ở châu Âu hiện ở mức cao nhất kể từ những năm 1980.

Reuters dẫn lời ông Ivanov nói: “Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc đối đầu ở châu Âu hiện cao hơn những năm 1980”.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, cả Nga và Mỹ đã cắt giảm kho vũ khí hạt nhân và hiện sở hữu ít vũ khí hạt nhân hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, hiện mỗi bên có khoảng trên 7.000 đầu đạn hạt nhân, chiếm tới 90% tổng số đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới.

Phát biểu tại một sự kiện ở Brussels (Bỉ), cựu chính trị gia nói: “Chúng ta có ít đầu đạn hạt nhân hơn, nhưng nguy cơ phải dùng đến chúng đang gia tăng”.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg từng có bài phát biểu về vũ khí hạt nhân, trong đó có cảnh báo Nga về việc “hăm dọa” các nước láng giềng, làm dấy lên quan ngại của các quan chức phương Tây.

Trong khi đó, ông Ivanov cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ lắp đặt ở châu Âu mới là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng ở khu vực này. Mỹ có kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại căn cứ quân sự ở Ba Lan, dự kiến đi vào hoạt động năm 2018. Kremlin rất bất bình với kế hoạch này bởi cho rằng lá chắn tên lửa được bố trí sát biên giới Nga sẽ làm suy yếu an ninh lãnh thổ. Tuy nhiên, Mỹ và NATO cho biết lá chắn tên lửa được thiết kế để bảo vệ châu Âu khỏi các tên lửa đạn đạo của Iran và không nhằm vào Nga cũng như không có khả năng hạ các tên lửa Nga.

Ông Ivanov nói thêm: “Chắc chắn một điều là nếu Mỹ triển khai hệ thống phòng tên lửa ở Ba Lan, Nga sẽ đáp trả bằng cách triển khai hệ thống phòng thủ riêng tại Kaliningrad”.

Liên quan tới cuộc khủng hoảng kéo dài ở Ukraine, ông Ivanov cho rằng châu Âu và Nga có rất ít cơ hội hòa giải bất chấp việc các nhà ngoại giao châu Âu và NATO cố gắng tìm kiếm giải pháp chính trị. “Con đường của châu Âu và Nga đang bị chia rẽ nghiêm trọng và sẽ tiếp tục như vậy trong thời gian dài, có thể là trong nhiều thập kỷ tới”, cựu Ngoại trưởng Nga Ivanov nói.


Trần Minh (Theo Reuters, DailyExpress)
Triều Tiên có thể thử hạt nhân "ngay lúc này"
Triều Tiên có thể thử hạt nhân "ngay lúc này"

Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 21/3 nhận định Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 5 bất cứ lúc nào.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN