Ngày 4/3, có thông tin rằng nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho ban lãnh đạo quân sự của đất nước chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân "bất cứ lúc nào, vì lợi ích quốc phòng" và sửa đổi học thuyết quân sự để sẵn sàng cho một cuộc tấn công phủ đầu. Mặc dù không có bằng chứng tên lửa của Triều Tiên được gắn đầu đạn hạt nhân, nhưng chỉ thị của ông Kim đã gây xôn xao các nước láng giềng.
Trong trường hợp như vậy, Nga phải có hành động như thế nào đối với nguy cơ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) giáng đòn hạt nhân phủ đầu chống Triều Tiên? Điều này không phải là chuyện hoang đường, vì mấy ngày trước, Mỹ chính thức xác nhận là sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tấn công hạt nhân tại Na Uy, gần lãnh thổ Nga. Ấn bản quân sự của Mỹ Air Force Times công khai tuyên bố rằng ba máy bay ném bom chiến lược B-52 tham gia cuộc tập trận này nhằm mục đích hỗ trợ các đồng minh NATO đang lo ngại về Nga.
Cùng thời gian đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Wark nói rằng trong trường hợp cần thiết Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân phủ đầu. Tổng chỉ huy NATO ở châu Âu Philip Breedlove thì công bố kế hoạch làm suy yếu hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga. Với mục đích đó, máy bay ném bom chiến đấu mới nhất của Mỹ F-22 và F-35 sẽ được bố trí ở Bắc Âu và Vương quốc Anh. Ngoài ra, người Mỹ đang đẩy mạnh việc chế tạo máy bay ném bom chiến lược B-21 dự án LRS-B, để thay thế cho B-2 và B-52 đã cũ. Mục đích của tất cả điều này là để có thể dễ dàng tiến hành tấn công vào lãnh thổ Nga.
Các phương tiện truyền thông phương Tây gần đây đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho độc giả và khán giả của mình rằng, sau khi sáp nhập Crimea để bảo vệ người dân nói tiếng Nga, một nước Nga mạnh mẽ, "hiếu chiến" (theo ý kiến của phương Tây) sẽ không từ chối "nuốt" các nước Baltic, cùng với Phần Lan và Thụy Điển. Tóm lại là khó có chuyển chuyện nhảm nhí hơn…
Thật khó để nói rằng nhân dân các nước phương Tây có tin vào các tuyên bố về nguy cơ đe dọa từ phía Nga hay không, nhưng với những người tổ chức chiến dịch tuyên truyền này, có lẽ điều đó không quan trọng. Nhưng có một điều quan trọng là nếu thổi phồng mối đe dọa từ Nga chỉ cần thiết để tăng ngân sách quân sự, thì đó mới chỉ là một nửa tai họa. Vấn đề là ở chỗ, cùng với sự phát triển các thiết bị quân sự, cám dỗ sử dụng các sáng chế mới đó trong thực tiễn cũng tăng lên. Hiện chỉ có một điều an ủi là cuộc chiến tranh mô phỏng với Nga sẽ cho Mỹ và NATO thấy rằng phương Tây không thể hy vọng thành công.
Vấn đề là ở chỗ, phương Tây cho rằng Nga "hiếu chiến" và "khó lường" chỉ vì Nga không chấp nhận cuộc diệt chủng đối với nhân dân Donbass, vì Nga đã có hành động quyết định trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Rõ ràng là đối với họ, nếu nước Nga vẫn suy yếu như hồi những năm 1990 thì mới được coi là "hòa bình".
Nhưng một nước Nga như thế đã không còn nữa. Vậy thì bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Nga? Thế nhưng ai dám đảm bảo rằng phương Tây sẽ không bị thiêu cháy trong cuộc chiến đó?