Thống kê trong dịp nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 cho thấy tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm sâu ở cả ba tiêu chí.
Thực hiện giãn cách xã hội đã đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đại dịch COVID-19 và cũng đồng thời cho chúng ta nhiều bài học về cách thức tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội, đời sống một cách hiệu quả nhất.
Đảng và Chính phủ ta xác định song song hai nhiệm vụ: đảm bảo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống, khống chế, không cho lây lan dịch bệnh, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, và nhanh chóng khơi thông huyết mạch kinh tế khi đã đẩy lùi dịch bệnh.
Khi cả nước căng mình ứng phó với “kẻ địch vô hình” COVID-19, một số cán bộ, đảng viên lại bộc lộ dấu hiệu lơ là, chủ quan, tắc trách, thậm chí hống hách, thiếu trách nhiệm nêu gương đáng ra cần phải có ở họ trong những thời điểm khó khăn, cấp bách.
Không ai có thể nghĩ rằng, Đồng bằng sông Cửu Long lại có ngày thiếu nước ngọt một cách trầm trọng như hiện nay. Bởi xưa giờ, nói đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) người ta thường nghĩ đến là vùng đất có kênh rạch chằng chịt, là vùng ngập lũ, là “túi” nước ngọt của cả Nam Bộ.
Lâu lắm rồi tôi mới nhận cuộc điện thoại vào thời điểm mà chắc không ai mong muốn: Lúc 0 giờ. Bên kia đầu dây, anh bạn đồng hương (ở cách nhà tôi chừng 10 phút đi xe đạp) giọng đầy vẻ suy tư.
Đã hơn một tuần kể từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra Chỉ thị số 16/CT-TTg về giãn cách xã hội trên toàn quốc. Phong trào “Ở nhà là yêu nước” được phát động từ trước đó lại càng phát triển mạnh mẽ theo tinh thần của chỉ thị.
Mới đây, một vài facebooker sau khi tung tin giả, sai sự thật xung quanh dịch COVID-19 với lượng tương tác khủng, gây tác hại không thể đong đếm đã “vui vẻ” lên mạng xã hội xin lỗi, nhận lỗi hoặc đi đóng góp từ thiện, coi như thoát tội. Nhiều người khác cũng “nhẹ nhàng” nhận mức phạt 10-15 triệu đồng cho mỗi hành vi đưa tin giả của mình.
"Cần bàn ngay, công bố ngay gói hỗ trợ an sinh xã hội trong đại dịch. Đây là vấn đề cấp bách, vì qua mấy tháng vừa rồi nhiều người khổ lắm, nhất là người thất nghiệp, không có việc làm, nhiều gia đình rất khó khăn. Chúng ta thấu hiểu được vấn đề này của người dân, của công nhân, viên chức. Và chúng ta phải hành động!".
Lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp và giàu tính nhân văn của dân tộc ta tự ngàn đời. Qua thăng trầm thời gian, thiên tai dịch họa hay bom đạn chiến tranh, truyền thống ấy càng được hun đúc và tỏa sáng, trở thành nét văn hóa dân tộc, thành sức mạnh đoàn kết góp phần đưa Việt Nam ta vượt qua mọi thác ghềnh.
Chào đón các bạn trở về, những người con Việt Nam, trong bối cảnh dịch không chừa nơi nào cả. Nhưng cũng cám ơn các bạn, những người con Việt Nam, đã biết đứng yên lúc này, để Tổ quốc có thể yên tâm vượt đại dịch!
Nhiều người nói vui, “hôm nay là ngày mùng 56 Tết”, để nói về không khí phố phường những ngày này. Điều đó cũng cho thấy phần nào sự tác động ghê gớm của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Những hành động tử tế, nghĩa cử cao đẹp, những ứng xử có trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi chính quyền và của mỗi quốc gia trong cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch COVID thực sự là những đốm lửa ấm áp thắp lên tình nhân ái và lòng tin, đưa chúng ta vượt qua một giai đoạn đầy thách thức của cả nhân loại.
Việt Nam đang ở giai đoạn quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chúng ta đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Công sức chống dịch bệnh của cả hệ thống chính trị, của hệ thống y tế, của tất cả những người dân có ý thức có thể bị đổ sông đổ bể trong phút chốc chỉ vì ý thức kém cỏi của một cá nhân.
Sự lựa chọn nào cũng cần cân nhắc những được mất, nhưng đứng trước vấn đề sinh tử, tính mạng và sức khỏe người dân, Đảng và Chính phủ dường như đã không phải lựa chọn!
Thiên tai, dịch họa là điều không quốc gia nào mong muốn. Đây là mối đe dọa an ninh phi truyền thống tiềm ẩn hậu quả khôn lường đối với sức khỏe người dân và “sức khỏe” của các nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi phải có đối sách đồng bộ và nhất là sự hợp tác vì mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế.
Trước tình hình cả hệ thống chính trị đang phải tập trung cho phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã quyết định tạm dừng tổ chức các hoạt động tôn vinh và biểu dương trong dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Dịch ở chúng ta có thể đã có tín hiệu đáng mừng, nhưng dịch bệnh trên thế giới lại đang bước vào giai đoạn “khủng hoảng” đáng sợ, chưa hề nguôi ngoai. Vậy nên, chống dịch vẫn phải như chống giặc, một phút cũng không được lơ là!
Tính đến hết ngày 18/2, cuộc chiến chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) tại Việt Nam đã có thêm nhiều tín hiệu mừng. Việt Nam đã điều trị thành công 14/16 ca mắc và đã 5 ngày không có người mắc mới. Tuy không chủ quan, nhưng kết quả đó là sự phản bác rõ ràng nhất với những lo sợ thái quá về dịch COVID-19 như các tin thất thiệt lan truyền trên mạng, cũng như sự kỳ thị vô căn cứ với người nước ngoài hay người từ vùng dịch trở về.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị nước ta đã vào cuộc khẩn trương bằng nhiều biện pháp tổng hợp để phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19). Nhưng trong khi đó, các tin giả, tin sai sự thật lại nhân cơ hội bùng phát như một thứ dịch bệnh khác trên mạng, đòi hỏi các cơ quan chức năng và cả cộng đồng chung tay dẹp bỏ.