Lao động xin nghỉ phép bị trừ tiền lương có đúng quy định không?

Ban đọc hỏi: Tôi có việc phải nghỉ phép về quê vài tuần. Sau đó, bộ phận nhân sự của công ty thông báo tôi bị trừ lương tháng nghỉ phép. Việc trừ lương này có đúng không?

Chú thích ảnh
Mọi lao động đều mong muốn có ngày nghỉ phép trong năm. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề này, báo Tin tức tức thông tin như sau:

Theo quy định Luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021, lao động có quyền được nghỉ phép. Trong trường hợp không nghỉ phép, công ty phải trả tiền công dựa trên ngày phép thực tế của người lao động.

Lao động có 12 -14 ngày nghỉ phép tùy công việc.

Theo quy định tại điều 113 Bộ luật lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Các ngày nghỉ phép phụ thuộc vào từng công việc, thời gian nghỉ được tính toán cụ thể như sau:

Nghỉ phép 12 ngày với lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Khi nghỉ phép hàng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Lao động không nghỉ phép được chủ sử dụng tính trả lương.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ phép hàng năm hoặc chưa nghỉ phép hết số ngày nghỉ hàng năm thì lao động được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ phép hàng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Thời điểm và thủ tục xin nghỉ phép hàng năm có thể được quy định trong quy chế làm việc của đơn vị bạn đang công tác. Nếu không có quy định cụ thể thì lao động phải có đơn xin nghỉ phép hàng năm và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị.

Tại khoản 1 điều 6 Nghị định 45/2013/ NĐ–CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định như sau: Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

Như vậy, thời gian tập sự cũng được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ phép hàng năm.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã xin nghỉ phép (được doanh nghiệp, chủ sử dụng đồng ý) nhưng sau đó lại bị trừ lương, trừ thưởng hay tiền chuyên cần, là sai luật.

XM/Báo Tin tức
Hà Nội sẽ tổ chức ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2
Hà Nội sẽ tổ chức ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2

Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội sẽ tổ chức ngày hội livestream Đặc sản OCOP lần 2 vào ngày 10/7. Sự kiện nhằm kết nối giao thương gắn với việc tuyên truyền vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN