Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Danh Huế tư vấn, trước tiên, NLĐ trực tiếp đến doanh nghiệp để đòi tiền lương từ phía doanh nghiệp. Nếu không được giải quyết, NLĐ có thể gửi đơn kiến nghị đến cơ quan bảo vệ quyền lợi của NLĐ là Liên đoàn lao động (LĐLĐ) quận, huyện, thành phố hoặc tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp.
NLĐ cũng có thể gửi đơn đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) để kiến nghị, đòi tiền lương từ phía doanh nghiệp. NLĐ có thể tập hợp, au đó gửi đơn khởi kiện lên toà án.
Khi khởi kiện lên toà án, toà án sẽ tiến hành hoà giải. Toà án có trung tâm hoà giải tiền tố tụng toà án, khi NLĐ gửi đơn khiếu kiện, trung tâm hoà giải sẽ mời doanh nghiệp đến, đây cũng là cơ hội để đàm phán giữa 2 bên.
Nếu trong trường hợp này không được, NLĐ hoàn toàn có thể yêu cầu toà án giải quết và buộc doanh nghiệp phải trả khoản nợ lương của mình. Tuy nhiên, NLĐ phải lường trước các khó khăn, đó là Công ty Cổ phần hay Công ty TNHH bản chất đều là TNHH, các cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn họ đã góp vào doanh nghiệp. Chính vì thế, nếu người đứng đầu công ty dù có tài chính mạnh trong khi công ty không có tiền thì NLĐ cũng không thể lấy tiền từ cá nhân của chủ doanh nghiệp.