Bảng lương mới của giảng viên đại học công lập

Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định bản lương mới của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12/12.

Thông tư này quy định, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập gồm: Giảng viên cao cấp; giảng viên chính, giảng viên và trợ giảng.

Theo quy định mới này, bảng xếp lương của giảng viên đại học giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định cụ thể như sau:

Chú thích ảnh

Đáng chú ý, viên chức trợ giảng (hạng III) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) thì căn cứ vào vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ được xem xét và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên.

Giảng viên phải có bằng thạc sĩ trở lên (thay vì chỉ cần bằng đại học trở lên như Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV) phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III.

Việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường công lập phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn đang đảm nhận của viên chức và theo quy định của pháp luật.

Không được kết hợp nâng bậc lương hoặc tăng hạng mức chức danh nghề nghiệp viên chức, trừ trường hợp viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của luật chuyên ngành.

Lê Vân/ Báo Tin tức
Còn nhiều doanh nghiệp dùng 2 bảng lương để lách giảm đóng BHXH
Còn nhiều doanh nghiệp dùng 2 bảng lương để lách giảm đóng BHXH

Theo khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nghiệp dùng hai bảng lương để lách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN