Chính sách tín dụng ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng thoát nghèo

Sau các buổi khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Đam Rông, huyện Lạc Dương, Thứ trưởng Phan Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá, chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách tại Lâm Đồng thực sự đã phát huy hiệu quả, đến nay chính sách này đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tỷ lệ nghèo trên địa bàn giảm đến cuối 2017 còn 3,91%, trong đó hộ nghèo dân tộc là 11,56%.

Đồng bào nhận vốn ưu đãi tại điểm giao dịch xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Ngọc Tú

Theo đó, thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tại Lâm Đồng có 13 chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; trong đó có 2 chương trình đặc thù cho hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Các chương trình tín dụng chính sách do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. 

Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách doanh số cho vay tín dụng chính sách xã hội từ năm 2007 đến tháng 5/2018 là trên 7 nghìn tỷ đồng với 500 nghìn lượt khách hàng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng chính sách Lâm Đồng đến tháng 5/2018 là 2 nghìn tỷ đồng, với 97 nghìn hộ còn dư nợ, tăng 2 nghìn tỷ đồng (tăng 4,5 lần) so với năm 2007.

Tại buổi làm việc của Uỷ ban dân tộc với tỉnh Lâm Đồng mới đây, ông Huỳnh Thanh Lân – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, khi nghiên cứu chính sách nói chung và tín dụng ưu đãi nói riêng, nên quan tâm đến đặc điểm kinh tế của các vùng miền và thời gian thực hiện để chính sách phù hợp với nhu cầu thực tiễn. 

Đối với các chính sách tín dụng ưu đãi cần bố trí nguồn vốn kịp thời cho ngân hàng để cho vay. Hiện nay vẫn còn chính sách tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn trùng lặp về đối tượng thụ hưởng, vì vậy đề nghị nghiên cứu ban hành một chính sách tín dụng chung về hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó tập trung ưu tiên về mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay. 

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho vùng đồng, bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện hành, trên cơ sở đó xác định chính sách nào cân tiếp tục thực hiện, chính sách nào cần sửa đổi bổ sung và chính sách nào nên kết thúc theo hướng gọn chính sách, gọn đầu mối quản lý chính sách. 

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nên nhu cầu vốn để đầu tư chuyển đổi ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải thiện môi trường sống nhằm thoát nghèo bền vững tại địa phương là rất lớn. 

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao hiệu quả của nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đối vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó đã nâng cao đời sống một bộ phận không nhỏ người dân, giúp ngươi dân có nguồn vốn đầu tư sản xuất. 

Trong thời gian tới, đề nghị ngân hàng chính sách tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn để tỉnh Lâm Đồng cho vay giải quyết việc làm, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đặc biệt tăng nguồn vốn cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Đặng Tuấn
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - mô hình hiệu quả trong giảm nghèo bền vững
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - mô hình hiệu quả trong giảm nghèo bền vững

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam là mô hình hiệu quả, góp phần giảm nghèo một cách bền vững. Đây cũng là ý kiến của đa số các nhà khoa học thảo luận về vai trò của NHCSXH Việt Nam trong cuộc Hội thảo NHCSXH - 15 năm một chặng đường do NHCSXH tổ chức ngày 22/9 tại Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN